Vi bằng hợp đồng chuyển nhượng đất
Vi bằng hợp đồng chuyển nhượng đất tại văn phòng thừa phát lại? Cho tôi hỏi việc vi bằng hợp đồng chuyển nhượng đất tại văn phòng thừa phát lại và công chứng hợp đồng đó tại văn phòng công chứng có giá trị pháp lý giống nhau không? Hiện nay tôi thấy gần khu vực mà tôi sinh sống tất cả các hợp đồng chuyển nhượng đều được vi bằng mà không công chứng. Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Tranh chấp về hợp đồng mua bán vi bằng
- Lập vi bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Công chứng hợp đồng mua bán có cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp: Vi bằng hợp đồng chuyển nhượng đất tại văn phòng thừa phát lại; tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng chuyển nhượng mới đảm bảo hình thức pháp lý theo quy định pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”
Như vậy, vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi thực tế đã xảy ra và được dùng làm chứng cứ trong xét xử.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những sự kiện, hành vi trong vi bằng không được xác định là những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh nhưng những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp thì lại là các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tóm lại
Theo quy định pháp luật hiện hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản và phải được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất.
Còn đối với việc vi bằng hợp đồng chỉ mang tính chất xác nhận về một sự kiện thực tế nên khi có tranh chấp thì bạn phải chứng minh việc mua bán này là hợp pháp.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của các bên khi chuyển nhượng đất, cần thực hiện công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Vi bằng hợp đồng chuyển nhượng đất tại văn phòng thừa phát lại.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà ở
Hợp đồng mua bán công chứng thỏa thuận giá bán thấp hơn thực tế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Quy định về đối tượng được phép ghi nợ tiền lệ phí trước bạ
- Xây dựng nhà nhỏ hơn diện tích tối thiểu do Nhà nước quy định
- Cháu có được hưởng di sản của ông nội để lại khi bố đã mất không?
- Chuyển quyền sử dụng đất của chồng thành tài sản chung
- Diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn huyện Củ Chi