Xác định người có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất
Xác định người có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất. Bà nội em có một mảnh đất và có 2 người con 1 trai, 1 gái. Năm 2000, ông nội em qua đời . Vừa rồi bà nội em chia đất cho người con gái út, sau đó khoảng 20 ngày thì bố em phát hiện và không đồng ý.
Bố tôi quyết định viết đơn khởi kiện thì Sở tài nguyên môi trường mới nói là thủ tục giấy tờ xong hết chỉ còn đưa ra chủ quyền mới thôi. Đất này là bà nội đứng tên nhưng lén cho trong khi không có sự đồng ý của tất cả các con. Khi lên xã hỏi thì người ta kêu vì giấy chủ quyền ghi người đứng tên là Bà Lê Thị Xuân (bà nội) nên làm vậy là đúng khi nào mà ghi Ông hay chủ hộ thì chia đất vậy mới sai luật.
Em muốn hỏi Tại sao có sự phân biệt giữa đứng tên Bà hay Ông như vậy? Mong luật sư hồi âm sớm giúp vì căng thẳng quá, xin cảm ơn rất nhiều!
- Người ký tên trên hợp đồng bán đất không có quyền sử dụng
- Tặng cho đất của hộ gia đình thì cần những ai ký tên
- Chuyển nhượng đất của hộ gia đình khi có thành viên ở nước ngoài
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Xác định người có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai số 45/2013/QH13 thì người đứng trên giấy chứng nhận được xác định là người sử dụng đất hợp pháp và việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có được sự đồng ý của người có quyền sử dụng đất. Do đó việc xác định người sử dụng đất hợp pháp là ai sẽ ảnh hưởng tới việc định đoạt quyền sử dụng đất. Cụ thể:
Trường hợp 1: Giấy chứng nhận đứng tên của bà nội bạn
Như quy định nêu trên và Điều 168 Luật đất đai năm 2013 thì bà nội bạn là người sử dụng đất hợp pháp nên việc định đoạt quyền sử dụng đất chỉ cần sự đồng ý của bà bạn mà không cần sự đồng y của các con. Do đó việc bố bạn có đồng ý hay không cũng không ảnh hưởng tới việc tặng cho đất của bà bạn cho cô bạn.
Trường hợp 2: Giấy chứng nhận đứng tên của ông nội bạn
Người có quyền sử dụng đất hợp pháp ở đây là ông nội bạn mà ông nội bạn mất năm 2000 nên quyền sử dụng đất này trở thành di sản thừa kế cho người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: bà nội bạn, bố bạn và cô của bạn.
Nếu như khi ông nội bạn mất mà gia đình bạn chưa chia thừa kế thì phần di sản này trở thành tài sản chung của những người thừa kế. Và căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc bà bạn tặng cho toàn bộ mảnh đất của ông bạn phải có sự đồng ý của bố bạn. Nếu bố bạn không đồng ý thì việc tặng cho giữa bà bạn và cô bạn sẽ bị vô hiệu theo quy định pháp luật.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Tuy nhiên, trên thực tế thông tin bạn cung cấp thì giấy chứng nhận đang đứng tên của bà bạn nên việc bà bạn tặng cho đất cô bạn không cần bố bạn đồng y. Và Sở TNMT thực hiện việc sang tên là có cơ sở pháp luật.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Xác định người có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Cơ quan nào có quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại xã
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.