Xác định ranh giới giữa hai thửa đất liền kề khi có tranh chấp
Thưa quý công ty! Gia đình tôi có mảnh đất ở giáp ranh với hàng xóm A, hai gia đình sống rất vui vẻ không có tranh chấp gì về đất đai cả. Cho đến khi nhà chị A bán 100m2 đất cho nhà anh B, địa chính xã cũng đã đề nghị gia đình tôi ký vào biên bản là không có tranh chấp gì về đất đai và gia đình tôi đã ký. Tuy nhiên, sau đó nhà chị A có bảo diện tích đất nhà tôi có lấn sang ranh giới nhà chị A hơn 50m2 và đề nghị gia đình tôi giải quyết bằng 2 phương án: Phương án 1: 2 gia đình viết giấy bán diện tích đất hơn 50m2 cho nhau và gia đình tôi phải chịu hoàn toàn chi phí đo đạc, nộp thuế diện tích đất đó. Phương án 2: Chị A viết đơn xuống Huyện nhờ chính quyền vào cuộc. Xin Quý công ty cho xin ý kiến tư vấn về trường hợp của gia đình tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
letonbinh@gmail.com
- Muốn đo đạc lại giáp ranh đất giữa hai thửa đất liền kề thì phải làm gì?
- Căn cứ xác định diện tích đất khi hòa giải không thành
- Xác định giới hạn mảnh đất khi một bên không đồng ý với biên bản hòa giải tranh chấp
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Xác định ranh giới giữa hai thửa đất liền kề khi có tranh chấp, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất về ranh giới giữa hai thửa đất:
Căn cứ quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.”
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai số 45/2013/QH13 theo đó:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.”
Từ những quy định trên ta có thể xác định được ranh giới sử dụng đất của gia đình bạn và bà A được xác định theo:
- Mô tả trên hồ sơ địa chính;
- Theo thực địa;
- Theo thỏa thuận giữa hai gia đình.
Như thông tin mà bạn cung cấp; hiện nay hai gia đình không đạt được thống nhất về ranh giới sử dụng đất. Dựa trên việc A có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác chúng tôi có thể xác định được rằng mảnh đất của A đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để đảm bảo quyền và lợi ích cho gia đình bạn; trong trường hợp này bạn có thể đề nghị văn phòng đăng ký đất đai xác định lại ranh giới giữa hai hộ gia đình để giải quyết vấn đề này.
Thứ hai về việc đo đạc lại ranh giới của hai thửa đất:
Căn cứ quy định tại Khoản 47 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì trình tự thủ tục để xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình bạn được xác định như sau:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
- Gia đình bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm Đơn đề nghị đo đạc lại diện tích đất.
- Nộp hồ những giấy tờ này tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai trên địa phương.
Sau khi đã nộp hồ sơ nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xuống đo đạc và xác định lại ranh giới giữa hai thửa đất. Qua đó sẽ xác định được là gia đình bạn có lấn chiếm sang đất của nhà A hay không.
Trên đây phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Xác định ranh giới giữa hai thửa đất liền kề khi có tranh chấp Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đính chính thông tin thửa đất trên sổ đỏ
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc khi: Xác định ranh giới giữa hai thửa đất liền kề khi có tranh chấp bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.