Xây dựng kho chứa nông sản trên đất phi nông nghiệp
Xin cho tôi hỏi về vấn đề xây dựng kho chứa nông sản trên đất phi nông nghiệp. Trước năm 1980 ông bà tôi sử dụng thửa đất số 399 để làm xưởng sản xuất gốm, sau này để lại thửa đất này cho bố mẹ tôi. Năm 2012 chi cục thuế đã thông báo gia đình tôi nộp thuế đất phi nông nghiệp. Đến nay gia đình tôi vẫn sản xuất trên mảnh đất này mà không có ai tranh chấp, mảnh đất này gia đình tôi chưa có sổ đỏ. Ngày 09/10/2015 nhà tôi có xây dựng một kho chứa nông sản với diện tích 16 m2 trên mảnh đất đó. UBND xã xuống đình chỉ không cho xây dựng và ra quyết định xử phạt hành chính 1 triệu đồng. Vậy gia đình tôi có làm sai luật không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Có được xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
- Nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở đâu?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về xây dựng kho chứa nông sản trên đất phi nông nghiệp, tổng đài xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn xây dựng kho chứa nông sản trên đất làm gốm của gia đình nhưng thửa đất trên chưa được cấp sổ đỏ nên việc xây dựng kho chứa không đúng với quy định pháp luật. Do đó trước khi xây dựng kho gia đình bạn cần làm hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ.
Thứ nhất về điều kiện cấp sổ đỏ
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
“Điều 20. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai
1.Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:”
Như vậy, gia đình bạn sử dụng đất ổn định từ năm 1980 đến nay và đất không có tranh chấp thì gia đình bạn sẽ được cấp sổ đỏ cho thửa đất đang sử dụng và các công trình xây dựng trên đất từ trước năm 1993 khi có giấy xác nhận đất không có tranh chấp của UBND xã.
Thứ hai về xin cấp giấy phép xây dựng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014:
“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, việc xây dựng nhà kho không nằm trong các trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng do vậy bạn phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép trước khi tiến hành thi công. Do đó, việc gia đình bạn tự ý xây dựng nhà kho không xin phép là trái với quy định của pháp luật. Theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì mức phạt là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 95 Luật xây dựng năm 2014 và khoản 5 Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP thì để được cấp Giấy phép xây dựng, bạn cần Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ ba về đăng ký biến động về đất đai
Sau khi xin giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng kho chứa nông sản xong thì gia đình bạn cần đăng ký biến động về đất đai theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;”
Về hồ sơ đăng ký biến động về đất
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Về nơi nộp hồ sơ: căn cứ theo quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bạn nộp hồ sơ đăng ký biến động về đất tại Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai, bạn nộp hồ sơ tại UBND xã phường.
Về thời hạn giải quyết hồ sơ: Theo điểm i Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được hướng dẫn tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 10 ngày.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
Tóm lại
– Việc gia đình bạn xây dựng kho chứa nông sản trên đất chưa có sổ đỏ là không đúng với quy định của pháp luật.
– Để được xây dựng thì bạn cần thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ sau đó tiến hành đăng ký biến động về đất đai.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Xây dựng kho chứa nông sản trên đất phi nông nghiệp.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau:
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
Hồ sơ đăng ký biến động đất đai do thay đổi diện tích đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Bố mẹ có được bán đất đã sang tên cho con cái không?
- Quy định về bản vẽ xin cấp giấy phép xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Xác định giá tính tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ
- Thủ tục cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất tại Hà Nội