Xin phép xây dựng trang trại trên đất nông nghiệp
Xin hỏi tổng đài về việc xây dựng trang trại trên đất nông nghiệp. Gia đình tôi có 1000 m2 đất nông nghiệp trồng cây hàng năm tại thành phố thuộc tỉnh Kon Tum. Tôi muốn xây dựng trang trại trên diện tích đất này để chăn nuôi lợn, gà thì phải làm thủ tục gì? Việc xây dựng trang trại có phải xin phép hay không?
- Đăng ký biến động khi xây dựng trang trại trên đất nông nghiệp
- Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về thủ tục chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chồng trại chăn nuôi.
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì:
“Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
b) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.”
Theo quy định trên, trường hợp của gia đình bạn là chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thì phải làm thủ tục đăng ký biến động về đất theo điểm a Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT. Thủ tục thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật . Theo đó, gia đình bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
+ Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thứ hai, về việc xây dựng chuồng trại.
Căn cứ điểm k Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định:
“2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Theo quy định trên
Đối với công trình ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn thì không phải xin giấy phép xây dựng. Với trường hợp này, gia đình bạn định xây dựng trang trại trên 1000m2 đất nông nghiệp tại thành phố thuộc tỉnh Kon Tum nên không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014. Chính vì vậy, bạn vui lòng đến UBND thành phố để xin phép xây dựng tránh bị xử phạt hành chính.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
- Thu hồi đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính có được bồi thường
- Muốn thuê đất của Ủy ban xã để tiến hành sản xuất nông nghiệp
- Người thứ ba đã sang tên trên sổ đỏ thì có phải trả lại đất khi có tranh chấp không
- Cán bộ được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp hay không?