Xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở lối đi chung
Xin cho hỏi về xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở lối đi chung. Gia đình tôi và hai hộ bên cạnh ở Khoái Châu, Hưng Yên được phân đất và có lối đi chung rộng 2,5m kéo dài ra đường đi chính. Tuy nhiên lối ngõ đó là một cái ao bỏ hoang nên trước giờ 3 hộ đều đi vòng sang đường ngõ trên. Nay gia đình bà T san đất tại ao bỏ hoang sau đó xây tường bao bọc, chắn và làm mất lối đi chung của 03 hộ chúng tôi. Chúng tôi có ý kiến thì bà T vẫn cố tình xây lấp. Vậy, hành vi của bà T có bị xử phạt không và chúng tôi phải giải quyết thế nào?
- Khởi kiện tranh chấp đất đai bị lấn chiếm
- Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về hành vi cản trở lối đi chung, tổng đài xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, xử phạt hành chính về việc lấn chiếm đất đai;
Căn cứ Khoản 10 Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm là việc “Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.” Do đó, trong trường hợp này, người hàng xóm có hành vi lấn, chiếm lối đi chung của gia đình bạn và hai hộ gia đình khác là vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi này sẽ bị xử phạt theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, hành vi lấn chiếm lối đi chung của các hộ gia đình sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Theo đó, buộc bà T khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp về đất đai;
Theo Điều 202, 203 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
– Hòa giải tranh chấp đất đai (Điều 202 Luật đất đai năm 2013): Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau: Thủ tục hòa giải tranh chấp về đất đai
– Khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp (Điều 203 Luật đất đai năm 2013) vì đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về hành vi cản trở lối đi chung bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.