Xử phạt hành vi chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất chăn nuôi gia súc
Cho tôi hỏi đối với hành vi chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất chăn nuôi lợn thì căn cứ vào đâu để xử phạt hành chính và thẩm quyền sử dụng phạt thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
- Tự chuyển mục đích sử dụng đất mà không xin phép theo quy định hiện hành
- Quy định về xử phạt đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích
- Thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã
Tư vấn pháp luật đất đai :
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Xử phạt hành vi chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất chăn nuôi gia súc; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất :
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”
Như vậy
Theo quy định nêu trên, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất chăn nuôi không thuộc vào các trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, đã quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
“Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, theo quy định này trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất chăn nuôi không phải đăng ký biến động đất đai.
Tóm lại, khi bạn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất chăn nuôi lợn thì bạn sẽ không phải xin phép cơ quan nhà nước cũng không bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai do đó, bạn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp bạn tự ý chuyển mục đích sử dụng đất này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.