Yêu cầu phản tố trong vụ án chia di sản thừa kế
Cụ Tụng và cụ Sinh lấy nhau tạo lập được 02 mảnh đất là 232m2 và 89m2. Hai cụ sinh được 03 người con là: ông Ninh, bà Oanh và bà Khanh. Cụ Tụng mất năm 1940 và cụ Sinh mất năm 1998, ông Ninh mất năm 2004. Năm 1956 nhà nước thực hiện chính sách thống kê đất và ghi vào sổ địa mục là cụ Sinh là người sử dụng đất. Năm 2003, UBND huyện cấp Giấy CNQSDĐ đứng tên ông Ninh 232m2, mảnh đất 89m2 thì bà Oanh và con bà Oanh sinh sống. Nay, bà Oanh và bà Khanh khởi kiện chia di sản thừa kế là 232m2 đất đứng tên ông Ninh. Sau khi Tòa án thụ lý đơn, bà Vân vợ ông Ninh yêu cầu chia 89m2 do bà Oanh đang sử dụng. Vậy yêu cầu của bà Vân có phải là yêu cầu phản tố không.
- Thủ tục sang tên sổ đỏ do nhận thừa kế không có di chúc
- Đóng tiền để được nhận sổ đỏ sau khi sang tên quyền sử dụng đất
- Quy định về việc đòi lại đất khi đã làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về: Yêu cầu phản tố trong vụ án chia di sản thừa kế; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”
Theo quy định của pháp luật, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi – nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Do đó, trong trường hợp này, bà Oanh và bà Khanh khởi kiện để phân chia di sản thừa kế là mảnh đất 232 m2 của cụ Sinh và cụ Tụng và hiện tại mảnh đất do bà Vân (vợ ông Ninh) quản lý sử dụng. Vậy, xét thấy: bà Vân không phải là bị đơn trong vụ án chia thừa kế mà là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Vậy nên, yêu cầu của bà Vân về việc phân chia 89m2 đất không phải là yêu cầu phản tố.
Kết luận: Yêu cầu của bà Vân về việc phân chia 89m2 đất không phải là yêu cầu phản tố.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc liên quan tới: Yêu cầu phản tố trong vụ án chia di sản thừa kế; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Trình tự – thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất thuê kinh doanh
- Cấp giấy phép xây dựng cho nhà kho thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Bồi thường khi diện tích thu hồi lớn hơn diện tích trong sổ đỏ