19006172

Những trường hợp không được sở hữu nhiều doanh nghiệp

Những trường hợp không được sở hữu nhiều doanh nghiệp

Xin tổng đài hỗ trợ cho chúng tôi về vấn đề: Những trường hợp không được sở hữu nhiều doanh nghiệp. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.


Bài viết liên quan:


sở hữu nhiều doanh nghiệpTư vấn pháp luật doanh nghiệp:

Cảm ơn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn . Về vấn đề sở hữu nhiều doanh nghiệp, tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:

Luật doanh nghiệp năm 2014 đã quy định những trường hợp không được sở hữu nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, Khoản 1 Điều 175 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về “hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh”, theo đó thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Khoản 3 Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định về doanh nghiệp tư nhân, theo đó mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Căn cứ theo những quy định này, có thể thấy rằng, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh  không được quyền sở hữu một doanh nghiệp mang tính chất đối nhân nào khác trừ trường hợp người đó trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
Sở dĩ có quy định như vậy vì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ hộ kinh doanh  đều là những chủ thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình từ hoạt động của doanh nghiệp. Vì trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh là trách nhiệm tài sản vô hạn cho nên nếu để họ sở hữu các loại hình doanh nghiệp đối nhân khác khi chưa được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại sẽ ảnh hưởng tới vấn đề chịu trách nhiệm đối với hoạt động của công ty và ảnh hưởng tới các thành viên hợp danh còn lại.    

sở hữu nhiều doanh nghiệp
Plants

Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7:1900 6172

Như vậy

Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh bị hạn chế trong việc sở hữu một loại hình doanh nghiệp có tính chất đối nhân khác và chỉ được tự do sở hữu phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn và trở thành cổ đông của công ty cổ phần, là hai loại hình doanh nghiệp có tính chất đối vốn.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Những trường hợp không được sở hữu nhiều doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào doanh nghiệp

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
luatannam