Thay đổi mẫu dấu doanh nghiệp 5 năm một lần
Các bạn bên Tư vấn An Nam cho mình hỏi, mình đang dự định thành lập doanh nghiệp và mình nghe nói là cứ 5 năm là phải thông báo mẫu dấu doanh nghiệp cho cơ quan Công an phải không vậy?
- Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu
- Doanh nghiệp được sử dụng bao nhiêu con dấu?
- Thủ tục hủy mẫu dấu cũ khi thay đổi con dấu
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp:
Với trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị Định 31/2009/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu quy định:
“1. Mỗi cơ quan, tổ chức và các chức danh Nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu. Trong trường hợp cần có thêm con dấu thứ hai cùng nội dung như con dấu thứ nhất phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu thứ nhất.
Các cơ quan, tổ chức có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ, thẻ, chứng minh nhân dân, thị thực, visa có dán ảnh thì được khắc thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ để phục vụ cho công tác, nghiệp vụ, nhưng phải được cơ quan, tổ chức đã ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức đó cho phép, nội dung con dấu phải giống con dấu thứ nhất.
2. Con dấu làm xong phải được đăng ký mẫu tại cơ quan Công an và chỉ được sử dụng sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu. Cơ quan, tổ chức bị mất Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu, phải đề nghị cơ quan Công an nơi đã cấp cấp lại. Việc đăng ký mẫu dấu phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Nghiêm cấm việc tự sửa chữa nội dung con dấu sau khi đã đăng ký. Cơ quan, tổ chức khi bắt đầu sử dụng con dấu mới phải thông báo giới thiệu mẫu con dấu mới“.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 14 Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13/04/2012 thì:
“Con dấu của các cơ quan, tổ chức sử dụng trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng được ghi trên Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. Hết thời hạn trên, cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu dấu tại cơ quan Công an nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu”
Như vậy, theo quy định trên:
Mỗi doanh nghiệp chỉ được phép có một con dấu duy nhất, trong trường hợp cần có thêm con dấu thứ hai cùng nội dung như con dấu thứ nhất. Mặt khác, doanh nghiệp phải khắc dấu tại cơ quan Công an nơi đặt trụ sở doanh nghiệp sẽ quản lý sử dụng con dấu và mẫu dấu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, con dấu có thời hạn sử dụng 5 năm kể từ ngày kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng được ghi trên Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. Hết thời hạn trên, cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu dấu tại cơ quan Công an nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Nếu vi phạm quy định này, doanh nghiệp sẽ bị phạt theo điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 như sau:
“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định“.
Tuy nhiên hiện tại Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014 và khoản 1 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp:
Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7:1900 6172
“Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 15. Quản lý và sử dụng con dấu
1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp”.
Theo quy định trên thì hiện nay doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ phải thông báo lại mẫu dấu cho cơ quan đăng kí kinh doanh khi làm con dấu lần đầu, khi con dấu bị mất phải làm lại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ thay đổi con dấu của doanh nghiệp
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trình tự kiểm tra tiêu chuẩn “thực hành tốt nhà thuốc”
- Nghĩa vụ của thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch hàng hóa
- Thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh công ty TNHH
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
- Trình tự, thủ tục cấp phép tổ chức đào tạo ngoại ngữ