19006172

Cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải ở đâu

Nội dung câu hỏi:

Xe của em là xe kinh doanh vận tải biển số vàng ạ. Em đi đường thì bị công an hỏi Giấy chứng chỉ nghiệp vụ vận tải và không có nên bị phạt. Cho em hỏi, chứng chỉ này thì do cơ quan nào cấp và em phải cấp ở đâu ạ? Em cảm ơn.



Cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải ở đâu

Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải ở đâu?

Căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

3. Đơn vị kinh doanh vận tải

c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;”

Theo quy định trên, đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định. Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về việc Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe như sau:

“Điều 16: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

5. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo đúng các nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xenhân viên phục vụ trên xe;

c) Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;

d) Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.”

Theo quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Sau khi hoàn thành lớp huấn luyện thì đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT; lưu hồ ớ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.

Như vậy, bạn tham gia kinh doanh vận tại Hợp tác xã, do đó, bạn vui lòng liên hệ với Hợp tác xã để được tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ vận tải và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải theo quy định.

Đối tượng phải có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BHGTV quy định về Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thì đối tượng phải có chứng chỉ nghiệp vụ vận tải là: – Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

Thời điểm cấp Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải

– Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;

– Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.

Mức xử phạt khi Không có chứng chỉ nghiệp vụ vận tải 

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 4, Điểm a Khoản 10 và Điểm d Khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);

10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g , điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;

11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải thì phía công ty của bạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, xe của công ty bạn còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải tập huấn nghiệp vụ theo quy định.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu bạn còn vướng mắc về vấn đề gì xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam