Điều khiển xe vào vạch mắt võng bị xử phạt như thế nào?
Tôi có một trường hợp như sau mong được giải đáp. Tôi đi xe máy, khi đến ngã tư thì tôi đi vào phần đường có vạch kẻ mắt võng màu vàng. Ngay khi đi đến đầu đường bên kia ngã tư thì tôi bị cảnh sát giao thông dừng xe. Cảnh sát giao thông bảo tôi đi thẳng mà đi vào vạch mắt võng là sai, vì vạch này chỉ dành cho xe rẽ phải. Cảnh sát giải thích như vậy có đúng hay không? Nếu đúng thì tôi sẽ bị xử phạt với lỗi gì, mức phạt là bao nhiêu?
Với lỗi này thì tôi có được nộp phạt tại chỗ luôn hay không? CSGT có yêu cầu tôi nộp tiền luôn mà không có đưa tôi biên bản vi phạm thì có đúng không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi Điều khiển xe vào vạch mắt võng bị xử phạt như thế nào của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vạch kẻ mắt võng
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Vạch 4.4 Quy chuẩn 41/2016 BGTVT như sau:
“Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch nhằm tránh ùn tắc giao thông”
Như vậy, vạch kẻ mắt võng xuất hiện thì người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng lại trong vạch này.
Do bạn không cung cấp rõ thông tin về vạch kẻ mắt võng và hướng đi nên chúng tôi xin tư vấn như sau:
+ Thông thường, đi cùng kiểu vạch kẻ này; là mũi tên xác định hướng phải đi, ví dụ mũi tên rẽ phải; đồng nghĩa với việc đây là làn đường dành riêng cho rẽ phải. Do đó, nếu xe đi thẳng qua làn này cả khi đèn xanh và đèn đỏ sẽ vi phạm lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường”.
+ Trường hợp trong vạch mắt võng không có mũi tên chỉ đường. Nếu đèn tín hiệu xanh và bạn đi thẳng qua vạch mắt vòng thì không vi phạm luật. Nếu đèn đỏ mà bạn dừng tai vạch mắt võng thì xem là vi phạm lỗi ” Không tuân thủ hiệu lệch vạch kẻ đường”
-->Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Thứ hai, về mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Trừ trường hợp bạn đi thẳng mà đi vào vạch kẻ mắt võng không có mũi tên chỉ đường sẽ không bị phạt. Ngoài ra, với các trường hợp còn lại như trên; bạn sẽ phạt với lỗi ” không tuân thủ hiệu lệnh vạch kẻ đường”
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;“
Như vậy; trong trường hợp này, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi đi vào vạch mắt võng.
Thứ ba, về vấn đề nộp phạt tại chỗ
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
-->Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.
Như vậy:
Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản.
Do đó, trường hợp bạn vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng thì bạn được phép nộp phạt tại chỗ. Và khi bạn nộp phạt tại chỗ thì phía CSGT không lập biên bản vi phạm mà ra Quyết định xử phạt hành chính.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về vạch kẻ mắt võng. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Không chịu ký vào biên bản vi phạm giao thông thì có thể xử phạt?
- Thay đổi giám đốc có cần cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải không?
- Không giữ khoảng cách gây va chạm giao thông có bị tạm giữ phương tiện?
- Người dưới 15 tuổi có được đứng tên trên đăng ký xe máy điện không?
- Thủ tục đổi lại Giấy phép lái xe hạng B1 bị mờ thông tin năm 2023
- Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn năm 2023