Khu vực nội đô TP HCM được giới hạn bởi những tuyến đường nào?
Tôi điều khiển xe tải chở cát có khối lượng chuyên chở 2 tấn thì tôi có bị hạn chế khung giờ khi đi vào nội đô TP. Hồ Chí Minh không? Khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh được giới hạn bởi những tuyến đường nào?
- Xe tải 1,5 tấn có được đi vào nội đô thành phố Hồ Chí Minh không?
- Thủ tục cấp giấy phép lưu thông cho xe tải vào nội đô thành phố
Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, xe tải 2 tấn bị hạn chế khung giờ đi vào nội đô TP HCM không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 và Khoản 1 Điều 3 Quyết định 23/3018/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 23/2019/QĐ-UBND như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
9. Xe tải nhẹ: bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.500 kg (trừ xe bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.500 kg đến 2.500 kg và xe thí điểm.
Điều 3. Đối tượng và thời gian hạn chế lưu thông
1. Xe tải nhẹ không được phép lưu thông vào khu vực nội đô thành phố từ 06 giờ đến 09 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ hàng ngày.”
Như vậy, xe bạn có khối lượng hàng hóa chuyên chở 2 tấn thì xe bạn là xe tải nhẹ theo quy định của pháp luật. Theo đó, xe tải của bạn có khối lượng hàng hóa chuyên chở 2 tấn, chuyên chở cát nên sẽ bị hạn chế khung giờ đi vào nội đô thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là không được phép lưu thông vào khu vực nội đô thành phố từ 06 giờ đến 09 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ hàng ngày.
Thứ hai, khu vực nội đô TP HCM được giới hạn bởi những tuyến đường nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 23/2018/QĐ-UBND về giới hạn khu vực nội đô Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
“Điều 4. Giới hạn khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh
1. Khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh được giới hạn bởi các tuyến đường như sau:
a) Hướng Bắc và hướng Tây: đường Quốc lộ 1 (đoạn từ giao lộ Quốc lộ 1 – Xa Lộ Hà Nội đến giao lộ Quốc lộ 1 – đường Nguyễn Văn Linh).
b) Hướng Đông: Xa Lộ Hà Nội (đoạn từ giao lộ Quốc lộ 1 – Xa Lộ Hà Nội đến nút giao thông Cát Lái) – đường Mai Chí Thọ – đường Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công).
c) Hướng Nam: đường Võ Chí Công (từ đường Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ) – cầu Phú Mỹ – đường Trên cao (từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Khu A Nam Sài Gòn) – đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1).
2. Xe tải nhẹ và xe tải nặng được lưu thông không hạn chế thời gian trên các tuyến vành đai giới hạn nêu trên.“
Như vậy. khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh được giới hạn bởi những tuyến đường sau đây:
– Hướng Bắc và hướng Tây: đường Quốc lộ 1 (đoạn từ giao lộ Quốc lộ 1 – Xa Lộ Hà Nội đến giao lộ Quốc lộ 1 – đường Nguyễn Văn Linh).
– Hướng Đông: Xa Lộ Hà Nội (đoạn từ giao lộ Quốc lộ 1 – Xa Lộ Hà Nội đến nút giao thông Cát Lái) – đường Mai Chí Thọ – đường Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công).
– Hướng Nam: đường Võ Chí Công (từ đường Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ) – cầu Phú Mỹ – đường Trên cao (từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Khu A Nam Sài Gòn) – đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao Khu A Nam Sài Gòn đến Quốc lộ 1).
Theo đó, xe tải nhẹ và xe tải nặng được lưu thông không hạn chế thời gian trên các tuyến vành đai giới hạn nêu trên.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng năm 2020
Không đi đúng tuyến đường theo giấy phép lưu hành bị phạt thế nào
- Hồ sơ xin sát hạch lại GPLX hạng D gồm những giấy tờ gì?
- Đăng ký xe máy ở cơ quan công an nơi có hộ khẩu hay nơi mua xe?
- Mức phạt đối với người lái xe đồng thời là chủ xe khi chở hàng quá tải
- Mức xử phạt khi chở quá trọng lượng hàng hóa so với giấy phép lưu hành
- Thủ tục cấp lại đăng kiểm xe ô tô bị rách làm đôi như thế nào?