Làm thế nào để vợ chồng cùng đứng tên trên đăng ký xe?
Nhà tôi có 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ do chồng của tôi đứng tên. Tôi có bằng lái xe nên thi thoảng cũng lái thì không biết có bị phạt lỗi không chính chủ theo luật năm 2020 không? Thực chất xe này là tài sản chung của vợ chồng tôi. Tôi muốn cả vợ chồng tôi cùng đứng tên trên đăng ký xe để yên tâm khi lái xe thì có được không nhỉ? Nếu được thì chúng tôi cần làm thủ tục như thế nào? Tôi cám ơn nhé!
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề xử phạt lỗi điều khiển xe không chính chủ
Căn cứ Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;”
Theo đó, lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô hay thường được gọi là “lỗi không chính chủ” hiện nay chỉ áp dụng đối với trường hợp người không làm thủ tục theo quy định để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Mặt khác, theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trên sẽ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe. Do đó, nếu bạn chỉ là mượn xe của chồng bạn để điều khiển thì sẽ không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ.
Thứ hai, về vấn đề vợ chồng cùng đứng tên trên đăng ký xe
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 14. Đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe
1. Các trường hợp phải đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe: Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe có thời hạn; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc xe thuộc tài sản chung của hai vợ chồng đã đăng ký đứng tên một người, nay có nhu cầu đăng ký xe là tài sản chung của hai vợ chồng hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe hoặc chủ xe tự nguyện đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư này”.
Bạn cho biết gia đình bạn có 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ thuộc sở hữu chung của vợ chồng nhưng hiện nay chỉ đang đứng tên của chồng bạn. Đối chiếu quy định nêu trên thì bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục để cả 2 vợ chồng bạn cùng đứng tên trên đăng ký xe này.
Thứ hai, về thủ tục để 2 vợ chồng cùng đứng tên trên đăng ký xe
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BCA).
– Chứng minh nhân dân.
– Sổ hộ khẩu.
– Giấy chứng nhận đăng ký xe hiện đang đứng tên của chồng bạn.
– Bản cà số máy, số khung của xe theo quy định.
Hồ sơ trên bạn nộp đến Phòng cảnh sát giao thông cấp tỉnh nơi bạn đã đăng ký xe. Khi đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe mà đang sử dụng biển 5 số thì bạn được giữ nguyên biển số.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
--> Mức phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe máy tại Hà Nội