Mất 2 đốt ngón tay có được cấp bằng lái xe hạng B2 không?
Xin chào tổng đài tư vấn. Tôi bị cụt một đốt ngón cái bàn tay phải; và một đốt ngón trỏ tay trái. Tôi làm bằng hạng B2 rồi mà mấy anh cảnh sát giao thông bảo thu giấy phép lái xe của tôi lại và nói tôi không đủ điều kiện cấp bằng lái xe hạng B2 thì có đúng không? Trường hợp khiếu nại thì khiếu nại thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi; tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về bằng lái xe B2:
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 59. Giấy phép lái xe
4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;”
Như vậy theo quy định trên thì giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho người lái xe điều khiển các loại phương tiện trên.
Thứ hai, về điều kiện cấp bằng lái xe hạng B2:
Căn cứ theo quy định tại điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
Như vậy, để được cấp bằng lái xe hạng B2 thì cần đáp ứng điều kiện chung là đủ 18 tuổi và đảm bảo yêu cầu vấn đề sức khỏe.
-->Quy định pháp luật về điều kiện sức khỏe học giấy phép lái xe hạng B2
Thứ ba, về điều kiện sức khỏe cụ thể của người lái xe:
Căn cứ theo theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 10/10/2015 quy định:
Đối với người lái xe hạng B2 về điều kiện cơ- xương-khớp:
Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện lái xe hạng B2:
– Cứng/dính một khớp lớn;
– Khớp giả ở một vị trí các xương lớn;
– Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/ dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động;
– Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ;
– Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên; hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên;
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn bị cụt một đốt ngón cái bàn tay phải; và một đốt ngón trỏ tay trái. Bạn đã có bằng B2 nhưng chiến sỹ cảnh sát giao thông thu giấy phép lái xe của bạn lại và nói bạn không đủ điều kiện là không đúng quy định. Vì theo quy định trên thì bạn đủ điều kiện được cấp và điều khiển phương tiện đối với giấy phép lái xe hạng B2.
-->Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, khiếu nại hành vi của CSGT
Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Theo quy định trên, nếu bạn muốn khiếu nại về quyết định xử phạt của CSGT thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính hoặc thực hiện thủ tục khiếu nại.
Để khiếu nại Quyết định xử phạt giao thông thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, bạn có đến Đội, phòng CSGT nơi đã lập biên bản để khiếu nại trực tiếp đến đồng chí CSGT đã lập biên bản mình.
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại trực tiếp đến Đội trưởng phòng CSGT nơi đã lập biên bản vi phạm hành chính để khiếu nại.Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Quyền khiếu nại khi biên bản vi phạm giao thông không đúng
- Vượt xe trên cầu hẹp gây tai nạn bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi dùng chân điều khiển vô lăng bị xử phạt thế nào?
- Mức phạt khi không cài dây an toàn theo quy định năm 2023
- Năm 2023 trường hợp nào không được bấm còi khi điều khiển ô tô?
- Xe của doanh nghiệp có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không?