Nội dung câu hỏi
Chào anh chị, em đi xe do có uống chút rượu nên em đi rất chậm nhưng không may bị công an giao thông bắt và yêu cầu thổi nồng độ cồn ạ. Khi xem kết quả thì của em là 0.6mg/lít khí thở. Cho em hỏi, với nồng độ cồn như trên thì em sẽ bị phạt bao nhiêu ạ? Em cảm ơn.
- Mức phạt khi vượt quá nồng độ cồn xe máy
- Mức phạt khi vượt quá nồng độ cồn 0,4 miligam/1 lít khí thở?
- Quy định nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi: Nồng độ cồn 0,6 bị phạt bao nhiêu tiền của bạn tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Nồng độ cồn bao nhiêu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ tại Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Trước đây Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm là: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Điều này có nghĩa là: điều khiển xe máy mà trong máu có nồng độ cồn mà dưới 0.25mg/lít khí thở thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2020 khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 thì lại sửa đổi quy định này, theo đó: nghiêm cấm mọi phương tiện giao thông (xe máy, ô tô và các loại xe tương tự khác) tham gia giao thông mà trong hơi thở hoặc trong máu có nồng độ cồn.
Như vậy, kể từ ngày 1/1/2020 người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, cứ điều khiển phương tiện giao thông mà đo trong máu hoặc hơi thở có lên cồn là sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức phạt nồng độ cồn với xe máy
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Mức 1: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Mức 2: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Mức 3: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
Như vậy, đối với người điều khiển xe máy mà có nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở sẽ có 03 mức xử phạt như nêu tại bảng trên. Nếu nồng độ cồn với mức 0.6mg/lít khí thở là mức cao nhất và sẽ bị phạt 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức trung bình của hình phạt sẽ là phạt tiền 7.000.000 đồng và tước Giấy phép lái xe 23 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Mức 1: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Mức 2: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Mức 3: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Như vậy, nếu điều khiển xe máy chuyên dùng hoặc máy kéo mà có nồng độ cồn trong khí thở là 0.6mg/lít khí thở thì sẽ thuộc mức 3 và bị xử phạt vi phạm là 16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng và tước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn với ô tô
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Mức 1: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Mức 2: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Mức 3: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Đối với người điều khiển ô tô mà có nồng độ cồn là 0.6mg/lít khí thở sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức trung bình là 35.000.000 đồng và tước Giấy phép lái xe 23 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Mức 1: Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) |
– |
Mức 2: Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
– |
Mức 3: Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) |
– |
Như vậy, người điều khiển xe đạp mà có nồng độ cồn trong hơi thở 0.6mg/lít khí thở thì vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là 400.000 đồng – 600.000 đồng.
Vi phạm nồng độ cồn 0.6 có bị tạm giữ phương tiện không?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”;
Như vậy, đối với việc vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển bất kỳ loại phương tiện tham gia giao thông nào đều sẽ bị tạm giữ phương tiện từ 07 ngày đến 10 ngày tùy trường hợp. Việc tạm giữ phương tiện sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển và những người khác tham gia giao thông.
Trên đây là bài viết về vấn đề: Nồng độ cồn 0,6 bị phạt bao nhiêu tiền. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử phạt như thế nào?
- Mức phạt với lỗi chạy quá tốc độ và vượt quá nồng độ cồn cho phép
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề: Nồng độ cồn 0,6 bị phạt bao nhiêu tiền bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức phạt ô tô dừng xe không sát lề đường phía bên phải theo chiều đi
- Điều khiển xe máy chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm
- Điều kiện kinh doanh vận tải đối với ô tô dưới 9 chỗ
- Chủ thể và mức phạt khi điều khiển xe ô tải không có phù hiệu
- Năm 2023 ô tô vẫn được đi trên hè phố trong trường hợp nào?