Nộp phạt để nhận lại Giấy phép lái xe bị tạm giữ
Nộp phạt để nhận lại Giấy phép lái xe bị tạm giữ? Tôi là lái xe của công ty. Vừa rồi tôi và công ty bị lập biên bản quá tải hàng 15%. Nhưng công ty không chịu nộp phạt. Vậy tôi có thể nộp phạt cho lỗi của tôi để lấy bằng không?
- Có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông hay không?
- Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có bị phạt thêm không?
- Hình thức nộp phạt và lấy lại giấy phép tại địa phương nơi cư trú
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề nộp phạt để nhận lại Giấy phép lái xe bị tạm giữ Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về mức phạt tiền
Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;”
Bên cạnh đó, Điểm h, Khoản 7, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, điểm đ Khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, điểm đ Khoản 2 Điều 24 Nghị định này;”
Như vậy:
Đối chiếu quy định trên, bạn điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe là 15% thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, công ty của bạn (chủ phương tiện) để cho bạn điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Thứ hai, về vấn đề nộp phạt để nhận lại Giấy phép lái xe
Khoản 2, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có quy định:
“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy:
Theo quy định hiện hành, trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt nêu trên phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm.
Đối chiếu quy định trên, bạn và công ty bị lập hai biên bản khác nhau và phạt hai đối tượng khác nhau nên khi bạn nộp phạt, bạn vẫn có thể lấy giấy phép lái xe của mình mà không cần đợi công ty nộp phạt.
Kết luận:
Tóm lại, bạn có thể đến nộp phạt với lỗi của mình và có thể nhận lại giấy phép lái xe đang bị tạm giữ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
Bị tạm giữ xe mà không lập biên bản có trái luật?
Mọi thắc mắc liên quan đến nộp phạt để nhận lại Giấy phép lái xe bị tạm giữ, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định về nồng độ cồn cho phép của người đi xe máy
- Xe máy điện vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Vấn đề sang tên, đổi biển số xe khi mua xe cũ từ tỉnh khác
- Xử phạt lỗi lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau xe khi điều khiển xe máy
- Phòng CSGT được bố trí tổ chức tuần tra trên các tuyến đường giao thông nào?