Nộp phạt vi phạm giao thông muộn thì mức nộp được tính thế nào?
Cho em hỏi về nộp phạt vi phạm giao thông muộn. Em có em gái đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm nên bị bắt và bị giữ giấy đăng kí xe gần 3 năm nay. Do bận công việc nên dù đã nhận được quyết định xử phạt nhưng không đi nộp phạt được thì bây giờ đi nộp có được không; và cho em cách tính mức nộp phạt là bao nhiêu ạ?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi nộp phạt vi phạm giao thông muộn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”
Như vậy, bạn điều khiển xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thứ hai, về thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”
Như vậy, theo quy định thì bạn phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp quyết định xử phạt có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn của quyết định.
Thứ ba, về trường hợp nộp phạt vi phạm giao thông muộn
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 153, Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 5. Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.”
Và quy định tại khoản 3, Điều 1, Thông tư 105/2014/TT-BTC quy định:
“3. Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau:
2. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt căn cứ quyết định xử phạt và số ngày chậm nộp phạt để tính và thu tiền chậm nộp tiền phạt đồng thời với việc thu tiền phạt vi phạm hành chính. Thực hiện thu tiền chậm nộp tiền phạt đối với trường hợp số tiền có giá trị từ 1.000 đồng trở lên; Trường hợp số tiền có giá trị từ 1.000 đồng trở lên và có số lẻ tiền đến dưới 500 đồng thì làm tròn số lẻ thành 0 đồng, có số lẻ tiền từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì làm tròn số lẻ thành 1.000 đồng.”
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Kết luận
Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà bạn chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn phải nộp thêm lãi. Mức lãi suất/ngày bạn nộp phạt chậm = 0,05% mức tiền phạt chưa nộp.
Cách tính ngày nộp phạt vi phạm giao thông muộn là tất cả các ngày bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định. Và số ngày nộp phạt chậm sẽ tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, đến trước ngày bạn đi nộp phạt.
Cách tính tiền lãi: Chỉ thu tiền chậm nộp phạt với trường hợp số tiền từ 1000 đồng trở lên. Nếu có lẻ dưới 500 đồng thì làm tròn xuống 0 đồng, nếu trên 500 đồng thì làm tròn lên 1000 đồng.
Mọi thắc mắc liên quan đến nộp phạt vi phạm giao thông muộn, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Mức phạt khi quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông
- Quy định về độ tuổi tối thiểu được cấp GPLX hạng C năm 2023
- Lái xe hợp đồng du lịch có yêu cầu chứng chỉ nghiệp vụ không?
- Thủ tục rút hồ sơ gốc của xe máy như nào và rút ở đâu?
- Vấn đề tham gia giao thông khi ngân hàng đang giữ đăng ký xe
- Hành vi lùi xe ô tô trên đường một chiều sẽ chịu mức xử phạt như thế nào?