Sang tên xe trong cùng tỉnh với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người? Tôi mới mua một chiếc xe của người bạn sống cùng thành phố. Tuy nhiên, bạn tôi mua xe này của một người khác và hiện nay người đó vẫn đang đứng tên xe. Giờ tôi muốn sang tên không biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Thời gian bắt buộc phải làm thủ tục sang tên quy định thế nào? Nếu không sang tên xe thì có bị xử phạt không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người từ sau ngày 31/12/2016
Căn cứ khoản 3 Điều 34 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định:
“Điều 34. Hiệu lực thi hành
3. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người được giải quyết đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 24 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2016.”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người chỉ được áp dụng giải quyết theo quy định đến hết ngày 31/12/2016. Do đó, tại thời điểm hiện tại (năm 2019 ) sẽ không áp dụng quy định sang tên xe qua nhiều chủ sở hữu nữa; nếu không mua bán trực tiếp với chủ xe thì không thể sang tên xe được.
– Thứ hai: cách thức thực hiện việc sang tên xe trong trường hợp của bạn:
Do xe của bạn vẫn đang là đứng tên của người khác trên đăng ký xe nên để có thể làm thủ tục sang tên xe thì bạn cần xem xét áp dụng một trong hai cách sau đây:
+ Cách 1: Yêu cầu bạn của bạn làm thực hiện thủ tục sang tên trước khi chuyển nhượng cho bạn.
Theo cách này, trước khi chuyển nhượng cho bạn, bạn của bạn sẽ phải thực hiện thủ tục sang tên từ người đứng tên sang tên cho người này. Sau đó, người này sẽ chuyển nhượng xe cho bạn và bạn sẽ làm thủ tục sang tên xe từ bạn của bạn sang tên bạn theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2014/TT-BCA.
+ Cách 2: Bạn có thể thỏa thuận với bạn của bạn và người đang đứng tên xe.
Theo đó, bạn của bạn và người đang đứng tên sẽ hủy hợp đồng mua bán xe. Sau đó, bạn và người đang đứng tên sẽ xác lập hợp đồng mua bán xe và làm thủ tục sang tên theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2014/TT-BCA .
Trường hợp không thể thực hiện một trong hai cách trên thì bạn không thể làm thủ tục sang tên xe này.
-->Thủ tục và lệ phí sang tên xe máy cho người cùng tỉnh theo quy định của pháp luật
Thứ ba, quy định về thời gian bắt buộc phải sang tên xe
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 15/2014/TT-BCA có quy định như sau:
“Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe bắt buộc phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe trong thời gian 30 ngày. Do đó trường hợp bạn không làm thủ tục sang tên xe thì bạn sẽ bị xử phạt.
–>Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy có bị phạt không?
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về pháp luật Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, mức xử phạt khi không làm thủ tục sang tên xe
Căn cứ vào Điểm ba, Khoản 4 điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô”.
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp điều khiển xe máy nhưng không làm thủ tục sang tên xe thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Căn cứ Khoản 7 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
Như vậy, khi bạn mua lại xe ô tô mà không làm thủ tục sang tên xe sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Tuy nhiên, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm về không làm thủ tục đăng ký sang tên xe nêu trên chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe (theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy có bị phạt không?
- Xử phạt nguội phương tiện vi phạm giao thông theo quy định mới nhất
- Mức phạt quên không mang theo giấy tờ khi điều khiển xe ô tô
- Lỗi điều khiển xe máy đi ngược chiều ở đường một chiều gây tai nạn
- Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải chạy quá tốc độ và sai làn đường
- Mất đăng ký xe khi điều khiển xe phạt bao nhiêu tiền?