Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông
Cho em hỏi về vấn đề thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông với ạ! Khi bị va chạm xe giữa ô tô và xe máy thì CSGT tạm giữ xe trong bao lâu?
- Có bị tam giữ xe khi đang tham gia giao thông ở tỉnh khác?
- Bị tạm giữ xe mà không lập biên bản có trái luật?
- Quy định pháp luật về các trường hợp bị tạm giữ phương tiện
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với vấn đề thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1, khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
Dẫn chiếu quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”.
Như vậy:
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ phương tiện vi phạm. Và việc tạm giữ phương tiện này phải được chấm dứt ngay sau khi quyết định xử phạt được thi hành. Nếu được nộp tiền phạt nhiều lần thì sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại phương tiện bị tạm giữ.
Bên cạnh đó, nếu bạn vi phạm các lỗi quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người có thẩm quyền có thể tạm giữ phương tiện 7 ngày mà không phụ thuộc vào việc bạn có mang giấy tờ hay không.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trong trường hợp của bạn, nếu ô tô và xe máy va chạm do không giữ khoảng cách an toàn thì sẽ bị xử phạt. Lúc này CSGT có quyền tạm giữ giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Nếu không bạn có giấy tờ nói trên, thì CSGT mới có thể tạm giữ phương tiện vi phạm. Việc tạm giữ phương tiện này phải được chấm dứt ngay sau khi bạn nộp phạt.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
- Không nộp phạt có được nhận lại bằng lái xe bị tạm giữ?
Mọi thắc mắc liên quan đến thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông , xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định về việc xử phạt điều khiển ô tô vượt xe không đúng quy định gây tai nạn
- Quy định về việc cấp lại giấy phép lái xe do làm mất
- Bỏ lại bằng lái khi chưa nộp phạt giao thông thì có thể đăng ký mới bằng lái không?
- Xe ô tô chở cát không phủ bạt để rơi vãi xuống đường thì bị phạt như thế nào?
- Bằng lái xe hạng C có được lái xe ô tô 16 chỗ không?