19006172

Thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền

Thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền

Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi vấn đề thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền như sau; Tôi đi xe máy bị công an phường bắt lại nhưng tôi không có bằng lái xe và chứng minh nhân dân và xe không có gương chiếu hậu. Và thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ, đóng phạt có cần chứng minh nhân dân. Vì chứng minh nhân dân tôi bị mất và bằng lái xe không có nên tôi băn khoăn. Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.


Thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về lỗi không có bằng lái xe:

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn đi xe máy không có bằng lái xe. Do đó dựa vào dung tích xi lanh của xe mà bạn có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

-->Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe

Thứ hai, về không mang chứng minh nhân dân khi điều khiển xe:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:

“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Như vậy theo quy định trên thì người điều khiển xe khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ nêu trên; tuy nhiên trong đó không bao gồm chứng minh nhân dân. Vì vậy trong trường hợp của bạn không mang theo chứng minh nhân dân khi điều khiển xe máy sẽ không bị xử phạt. 

Thứ ba, về lỗi không có gương chiếu hậu:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”

Như vậy theo quy định trên, với lỗi không có gương chiếu hậu thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

-->Người vi phạm hay chủ phương tiện đến lấy xe bị tạm giữ?

Thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ

Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ năm, về thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ:

Căn cứ theo quy định tại điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA như sau:

“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ

1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”

Như vậy theo quy định trên khi đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ bạn phải có chứng minh nhân dân. Nếu không có chứng minh nhân dân thì bạn phải có giấy tờ khác chứng minh nhân thân như xác nhận nhân thân của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; thẻ đảng viên…..

Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục lấy xe khi bị tạm giữ tại cơ quan có thẩm quyền, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Bị tạm giữ xe mà không lập biên bản có trái luật?

luatannam