Tốc độ cho phép của các loại xe ngoài khu vực đông dân cư
Cho tôi hỏi tôi tốc độ cho phép của các loại xe ngoài khu vực đông dân cư được quy định như thế nào? Khoảng cách an toàn giữa các xe quy định thế nào?
- Thời gian học bằng lái xe hạng D theo quy định
- Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng D
- Thời gian học bằng lái xe hạng C theo quy định hiện hành
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề tốc độ cho phép của các loại xe ngoài khu vực đông dân cư và khoảng cách an toàn giữa các xe; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 7, Điều 8 quy định như sau:
“Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
|
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. |
90 |
80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. |
80 |
70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. |
70 |
60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác. |
60 |
50 |
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.”
Như vậy, tốc độ cho phép của các loại xe tối đa ngoài khu vực đông dân cư lần lượt là:
– Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự là 40km/h bất kể loại đường,
Còn các loại xe còn lại thì tùy vào loại đường:
– Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn: 90km/h (Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên) và 80km/h (Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới)
– Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn: 80km/h (Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên) và 70km/h (Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới)
– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô: 70km/h (Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên) và 60km/h (Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới)
– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác: 60km/h (Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên) và 50km/h (Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới)
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
Điều kiện thi bằng lái xe hạng E theo quy định của pháp luật
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Mức phạt người lái xe máy có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép
- Thủ tục cấp lại đăng ký xe ô tô khi làm mất giấy tờ hóa đơn mua xe
- Có phải thẩm định hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo theo quy định mới?
- Tốc độ tối đa của xe tải 4,5 tấn ngoài khu vực đông dân cư
- Thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe máy do bị hỏng như thế nào?