Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không? Tôi không mang giấy phép lái xe, đăng ký xe hay tiền mặt nên khi vi phạm giao thông bị cảnh sát ra biên bản xử phạt tiền với lỗi không mang theo đăng ký xe, bằng lái xe và tạm giữ phương tiện để bảo đảm việc nộp phạt. Tuy nhiên, do gặp một số vấn đề nên tôi không đến nộp phạt đúng thời hạn hẹn thì có bị tịch thu phương tiện không? Khi tôi lên nộp phạt thì mức phạt tiền là bao nhiêu? Có bị phạt thêm tiền không?
Vấn đề trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vấn đề tịch thu phương tiện
Căn cứ Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề“.
Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP về xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ:
“Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan“.
Như vậy, khi vi phạm giao thông mà bạn không mang theo giấy tờ, tiền mặt thì sẽ bị tạm giữ phương tiện để đảm bảo cho việc nộp phạt. Thời gian tạm giữ phương tiện tối đa là 07 ngày, nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần thiết tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ phương tiện.
Nếu quá thời hạn trên mà bạn không đến để nộp phạt và nhận lại phương tiện của mình mà không có lý do chính đáng thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Do vậy, trường hợp bạn trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông thì bạn chỉ bị tịch thu phương tiện nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
-->Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
Thứ hai, mức phạt với lỗi không mang đăng ký xe máy khi tham gia giao thông
Điểm b khoản 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe”.
Như vậy
Bạn bị mất giấy phép lái xe nên trường hợp này, bạn sẽ không bị xử phạt với lỗi không có giấy đăng ký xe mà chỉ bị phạt với lỗi không mang đăng ký xe máy. Theo đó, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Thứ ba, mức phạt với lỗi không mang giấy phép lái xe
Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này.
-->Lỗi không mang Giấy phép lái xe máy
Như vậy, lỗi không mang Giấy phép lái xe máy bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông 19006172
Thứ tư, về việc Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông. Khi đó, bạn sẽ bị tính tiền lãi và khi nộp phạt thì tiền lãi sẽ được cộng vào để tính ra mức phạt bạn phải đóng.
Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm).
Mọi thắc mắc liên quan đến trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Cách tính thời gian nộp phạt chậm khi vi phạm giao thông như thế nào?
- Lỗi điều khiển ô tô hết hạn đăng kiểm bị xử phạt thế nào?
- Xử phạt xe ô tô tải chở hàng quá trọng tải thiết kế của xe 153%
- Quy định về tốc độ tối đa đối với xe ô tô lưu thông trên đường cao tốc
- Độ tuổi được thi bằng lái xe A1 theo quy định mới nhất
- Xử phạt đối với lỗi để vật liệu, phế thải ra đường bộ và để vật che biển báo hiệu