Xử phạt khi có Lệnh vận chuyển nhưng không có xác nhận của nơi đến
Chào anh chị ạ, em là xe vận chuyển hành khách, khi vận tải thì em có lệnh vận chuyển nhưng lại không đó lệnh một đầu (tức là không có xác nhận của nơi đi hoặc nơi đến). Đây là do em quên không đóng lệnh, vậy em có bị xử phạt gì không ạ? Xin cảm ơn.
- Xử phạt lái xe khách khi sử dụng lệnh vận chuyển chỉ có xác nhận của 1 đầu bến
- Xử phạt lỗi xe khách không có lệnh vận chuyển và không đóng cửa lên xuống
- Lỗi điều khiển xe không mang lệnh vận chuyển và không có danh sách hành khách
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề Xử phạt khi có Lệnh vận chuyển nhưng không có xác nhận của nơi đến, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 25 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 17/2022/TT-BGTVT quy định về Lệnh vận chuyển như sau:
“Điều 25. Quy định về Lệnh vận chuyển
1. Lệnh vận chuyển bằng bản giấy hoặc điện tử do doanh nghiệp, hợp tác xã tự phát hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.
Khi thực hiện chuyến đi, lái xe mang theo Lệnh vận chuyển bằng bản giấy hoặc có thiết bị truy cập được nội dung của Lệnh vận chuyển điện tử; xuất trình Lệnh vận chuyển bản giấy hoặc bản điện tử khi lực lượng chức năng yêu cầu.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
3. Bến xe khách có trách nhiệm cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe toàn quốc thông tin về lệnh vận chuyển đã được đóng dấu xác nhận.”
Từ quy định nêu trên, đối với xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thì lái xe phải được cấp lệnh vận chuyển khi đi đường và phải xuất trình lệnh vận chuyển khi lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra. Lệnh vận chueyenr phải có các thông tin theo mẫu Phụ lục 6 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT và phải có dấu xác nhận của bến xe nơi đến và nơi đi.
Về mức phạt đối với người điều khiển;
Căn cứ điểm i Khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;”
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, đối với lỗi của người điều khiển xe hành khách tuyến cố định mà không đóng lệnh vận chuyển một đầu sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Về mức phạt đối với chủ phương tiện;
Căn cứ tại điểm n Khoản 4 và điểm a Khoản 10 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sua:
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
n) Bến xe không xác nhận hoặc xác nhận không chính xác, đầy đủ các thông tin trong Lệnh vận chuyển theo quy định hoặc xác nhận vào Lệnh vận chuyển khi xe không có ở bến;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;”
Như vậy, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng – 4.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với tổ chức và không bị tước phù hiệu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Xử phạt lỗi liên quan đến lệnh vận chuyển bao nhiêu tiền?
- Xử phạt xe khách giường nằm không có lệnh vận chuyển
- Xử phạt khi không mang theo lệnh vận chuyển đối với vận chuyển hành khách
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Xử phạt khi có Lệnh vận chuyển nhưng không có xác nhận của nơi đến, xin liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.