Nội dung câu hỏi:
Xe của em là xe contener và được cấp phù hiệu xe contener. Nhưng em lại kéo rơ móc ở sau thì khi đi ra đường bị Công an xử phạt lỗi, lắp phù hiệu không phù hợp. Vậy, em sẽ bị xử phạt thế nào ạ?
- Xe công-ten-nơ vận tải hàng hóa có cần phải gắn phù hiệu?
- Mức phạt xe ô tô đầu kéo chở hàng hoá không có phù hiệu XE ĐẦU KÉO
- Quy định niêm yết thông tin đối với xe đầu kéo và xe rơ mooc
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Quy định về phù hiệu xe “Đầu kéo” và Phù hiệu xe “công – ten – nơ”
Căn cứ theo khoản 4, khoản 6 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
– Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ.
– Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, cùng là xe đầu kéo nhưng đơn vị kinh doanh vận tải có thể lựa chọn cấp phù hiệu xe “đầu kéo” hoặc phù hiệu công ten nơ”. Tuy nhiên, tại 1 thời điểm mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu do đó, khi đã được cấp phù hiệu xe công ten nơ thì sẽ không được cấp phù hiệu xe đầu kéo và ngược lại.
Xe ô tô có phù hiệu “Công ten nơ” có được kéo rơ móc không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:
– Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải;
– Xe ô tô có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten- nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” hoặc “XE ĐẦU KÉO” không được vận chuyển công-ten-nơ;
– Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung chuyển.
Như vậy, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc có phù hiệu “công ten nơ” không được vận chuyển kéo rơ móc. Vì thế, xe bạn là công ten nơ mà kéo theo rơ móc sẽ bị xử phạt lỗi xe lắp phù hiệu không phù hợp.
Xử phạt khi xe lắp phù hiệu không phù hợp;
+) Đối với người điều khiển;
Căn cứ tại điểm d Khoản 6 và điểm a Khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo quy định trên, điều khiển xe không gắn phù hiệu hoặc gắn phù hiệu không phù hợp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng – 7.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 3 tháng.
+) Đối với chủ phương tiện;
Căn cứ tại điểm d Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;”
Như vậy, đối với chủ phương tiện sẽ bị phạt 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt từ 8.000.000 đồng – 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
- Xử phạt người điều khiển xe đầu kéo dừng xe nơi đường bộ giao nhau
- Có bằng lái xe hạng E được điều khiển xe đầu kéo không?
Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe từ xe 9 chỗ ngồi lên xe 16 chỗ ngồi
- Mức xử phạt đối với lỗi chở quá số người quy định trên xe 40 chỗ
- Xử phạt nguội phương tiện vi phạm giao thông theo quy định mới nhất
- Xe máy quá tốc độ 5km phạt bao nhiêu tiền
- Được đổi GPLX do ngành Công an cấp sang GPLX dân sự không?