19006172

Xử phạt lỗi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ 69/60 km/h

Nội dung câu hỏi:

Tôi vi phạm lỗi chạy quá tốc độ và bị lập biên bản lỗi 69/60 km/h tại Bảo Lộc Lâm Đồng. Hiện nay tôi đã về thành phố Hồ Chí Minh. Cho tôi hỏi lỗi này tôi bị xử phạt thế nào? Tôi muốn nộp phạt qua bưu điện được không? Thủ tục nộp phạt qua bưu điện quy định thế nào?



chạy quá tốc độ 69/60 km/h

Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Xử phạt lỗi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ 69/60 km/h

– Đối với xe máy;

Chạy quá tốc độ

Mức tiền

Phạt bổ sung

Mức 1: từ 05 km/h đến dưới 10 km/h Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Mức 2: từ 10 km/h đến 20 km/h   Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Mức 3: trên 20 km/h Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Như vậy, đối với xe máy khi chạy quá tốc độ là 69/60km/h vượt 9km sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng, mức trung bình là 350.000 đồng và không bị tước quyề sử dụng Giấy phép lái xe.

– Đối với ô tô:

Chạy quá tốc độ

Mức tiền

Phạt bổ sung

Mức 1: từ 05 km/h đến dưới 10 km/h Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức 2: từ 10 km/h đến 20 km/h  Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
Mức 3: từ 20 km/h – 35km/h Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức 4: trên 35km/h                         

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).                                                                                                                                       

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như vậy, nếu điều khiển xe ô tô mà chạy quá tốc độ 69/60km/h là quá 9km/h sẽ bị phạt tiền ở mức 1 từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng, mức trung bình là 900.000 đồng và không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Chạy quá tốc độ có được nộp phạt qua bưu điện không

Căn cứ mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2016 quy định như sau:

“3. Về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu, nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.”

Bên cạnh đó, tại điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

2. Thủ tục nộp tiền phạt:

a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;”

Như vậy, do lỗi vi phạm về chạy quá tốc độ 9km/h chỉ bị phạt tiền mà không bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác và nếu bạn không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm; đồng thời bạn có đề nghị nộp phạt qua bưu điện thì người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định nộp tiền phạt qua đường bưu điện.

Về thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông;

Căn cứ vào Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cùng thực tế các bước nộp phạt như sau:

Bước 1: Bạn cần đến Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đi, bạn mang theo:

+) Chứng minh thư nhân dân (bản chính);

+) Biên bản vi phạm hành chính.

Bước 2: Bạn đem theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng được Kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt;

Bước 3: Bạn đem theo biên lai thu tiền được Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng cấp quay lại Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại giấy tờ hoặc phương tiện bị tạm giữ.

Như vậy, do bạn chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt tiền nên bạn chỉ cần mang theo chứng minh thư và biên bản xử phạt ra bưu điện gần nhất để nhân viên bưu điện tra cứu thông tin và nộp phạt.

Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Có thể ủy quyền cho người khác nộp phạt giao thông hay không?

luatannam