Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2 năm trước,Tôi có cho bạn vay 40 triệu đồng để bạn tôi kinh doanh, khi vay thì chúng tôi có viết giấy vay nợ. Gần đây, tôi biết bạn không đối xử tốt với tôi nên tôi đã đòi lại bạn tôi số tiền trên nhưng bạn tôi lấy lý do làm ăn thua lỗ để cố tình không trả. Mặc dù tôi được biết là bạn tôi thừa khả năng để trả lại tôi số tiền trên. Xin hỏi Luật sư nếu bạn tôi cố tình không trả tiền cho tôi thì có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không? Và tôi phải làm sao để đòi được tiền của tôi.
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
- Hành vi đe dọa chiếm đoạt tài sản
- Hỏi về tội làm nhục người khác
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về phạm tội lạm tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Như vậy
Một trong các hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là: “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Do đó, hành vi trên có dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015
Vì vậy, để đòi được số tiền trên thì bạn có thể trình báo đến cơ quan công an nơi người đó sinh sống.
Tuy nhiên hành vi trên rất dễ nhầm lẫn với quan hệ dân sự thông thường (quan hệ vay tài sản) nên khi bạn trình báo đến cơ quan công an bạn cần xuất trình được những tài liệu, chứng cứ để chứng minh đã đến thời hạn trả mặc dù bạn của bạn có điều kiện trả nhưng đã cố tình không trả.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Khi đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì có dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết về: Hỏi về tội trộm cắp tài sản?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài hỗ trợ tư vấn.
- Đổ gạch ra đường gây tai nạn cho người khác thì phạm tội gì
- Bị cưỡng dâm và cưỡng đoạt tài sản phải giải quyết như thế nào?
- Tư vấn thế nào là phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự
- Tội bức tử theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Mua tài sản trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự