Cố ý gây thương tích cho người mang thai bị truy cứu trách nhiệm như thế nào?
Xin được luật sư tư vấn: Vừa rồi gia đình tôi có xích mích với gia đình hàng xóm cụ thể như sau: Con gái hàng xóm có hỗn xược với mẹ tôi nên mẹ tôi dùng guốc đập vào mặt con bé đó khiến nó bị rách mí mắt và phải khâu mấy mũi. Xong chồng nó có vác dao sang nhà tôi gây gổ nhưng may là nhà tôi đóng cửa kịp nên nó đập phá cửa kính nhà tôi. Không đánh được ai nhà tôi nên nhà nó tức mới đâm đơn khởi kiện mẹ tôi về tội cố ý gây thương tích cho người mang thai (con bé đó tổn thương 5% trong khi nó đang mang bầu được hai tháng). Vậy luật sư cho tôi hỏi là mẹ tôi có phạm tội gì không khi gây thương tích cho người mang thai không? Nếu có thì mức hình phạt thế nào? Và hành vi đập phá cửa kính nhà tôi thì nhà nó có phạm tội gì không?
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
- Tư vấn về tội giết người trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn: Cố ý gây thương tích cho người mang thai bị truy cứu trách nhiệm như thế nào? Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất: Về hành vi mẹ bạn cố ý dùng guốc đập vào mặt người hàng xóm, khiến người đó bị rách mí mắt và phải khâu mấy mũi.
Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của mẹ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân……”
Hậu quả của hành vi gây thương tích của mẹ bạn khiến người hàng xóm phải khâu mấy mũi, tổn thương 5% cơ thể, hơn nữa người đó đang mang thai 2 tháng.
Như vậy:
+ Nếu có căn cứ chứng minh mẹ bạn cố ý gây thương tích cho người đó nhưng không hề biết người đó đang mang thai thì mẹ bạn sẽ không bị xử lý hình sự.
+ Nếu có căn cứ chứng minh rằng mẹ bạn cố ý gây thương tích cho người đó khi biết rõ người đó đang mang thai, thì mẹ bạn có thể bị xử lý hình sự và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Thứ hai: Về hành vi người hàng xóm đập phá cửa kính nhà bạn, người hàng xóm đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo giá trị tài sản hư hại.
Căn cứ quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
…..”
Do bạn không nói rõ tài sản hư hỏng của mình có giá trị bao nhiêu tiền nên chúng tôi chưa thể tư vấn kỹ được. Cần căn cứ thực tế vào giá trị của tài sản hư hỏng của nhà bạn và các yếu tố khác để xem xét người hàng xóm kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Cố ý gây thương tích cho người mang thai bị truy cứu trách nhiệm như thế nào? Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Người dưới 18 tuổi dùng dao đâm bạn thì phạm tội gì
- Tư vấn về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật hình sự
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc về: Cố ý gây thương tích cho người mang thai bị truy cứu trách nhiệm như thế nào?, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có ý định trộm cắp tài sản bị bắt quả tang xử lý hình sự như thế nào?
- Tự ý dán ảnh vào học bạ thì có bị xử lý hình sự không?
- Điều kiện áp dụng biện pháp giám sát giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- Xem người khác chơi đánh bạc thì có phạm tội không?
- Thế nào là giết để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân