19006172

Dùng chìa khóa đâm vào mắt người khác thì phạm tội gì

Dùng chìa khóa đâm vào mắt người khác thì phạm tội gì

“Xin luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau: gia đình tôi có mâu thuẫn với gia đình hàng xóm từ trước, hôm vừa rồi tôi có đi qua ngõ nhà hàng xóm, thì hàng xóm có chửi tôi, bức xúc quá tôi về có kể chuyện cho con trai tôi thì nó sang nhà hàng xóm hỏi cho ra nhẽ, trong lúc cãi vã con trai tôi không giữ được bình tĩnh nên đã cầm chìa khóa đâm trúng mắt hàng xóm gây thương tích và tổn hại sức khỏe 21%. Vậy con trai tôi phạm tội gì? Và khung hình phạt ra sao?



Tư vấn pháp luật hình sự:chìa khóa

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về vấn đề: Dùng chìa khóa đâm vào mắt người khác thì phạm tội gì, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 134  Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

….

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”

Mặt khác, căn cứ theo quy định tại điểm 2.2 khoản 1 Mục I Nghị quyết Số: 02/2003/NQ-HĐTP thì:

“2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.”

Trong trường hợp này, con trai bạn trong lúc không giữ được bình tĩnh đã cầm chìa khóa đâm trúng mắt của hàng xóm. Hành vi của con trai bạn chính là hành vi cố ý để gây thương tích cho người khác. Hàng xóm nhà bạn bị thương tích và tổn hại sức khỏe 21% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nhẹ hơn được quy định ở khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, xét trong tình huống này thì con bạn lại dùng chìa khóa đâm vào mắt nạn nhân. Chìa khóa trong điều kiện thông thường thì không thể xét là phương tiện nguy hiểm nhưng con bạn lại dùng chìa khóa để đâm vào mắt là vùng trọng yếu trên cơ thể và chìa khóa lại là vật nhọn, đâm vào vùng này sẽ có tính sát thương cao. Chính vì vậy mà chìa khóa vẫn có thể được coi là phương tiện nguy hiểm. Cho nên con bạn có thể phải chịu mức hình phạt được định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.

chìa khóa

Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận

Như vậy, trong điều kiện bình thường thì chìa khóa không thể được coi là phương tiện nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xét trong trường hợp cụ thể thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thể đánh giá chìa khóa lại là phương tiện nguy hiểm. Chính vì vậy, tuy hàng xóm của bạn chỉ bị thương tích và tổn hại sức khỏe 21% nhưng con trai bạn vẫn có thể bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng theo Điểm đ Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 và nếu áp dụng khung hình hình phạt này thì con trai bạn có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Dùng chìa khóa đâm vào mắt người khác thì phạm tội gì. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

luatannam