Khi nào phạm tội cho vay nặng lãi
Vì cần tiền làm ăn nên con trai tôi có vay một thanh niên 100 triệu đồng với lãi suất 20% trên tháng. Do làm ăn thua lỗ nên hiện giờ con trai tôi không có tiền trả nợ. Tôi muốn đứng ra trả cho con, nhưng tôi không chấp nhận trả số tiền lãi kia vì quá cao. Vậy người ta có phạm tội cho vay nặng lãi không? Và mức hình phạt thế nào?
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
- Hỏi về kiện đòi tài sản
- Hành vi de dọa chiếm đoạt tài sản
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Khi nào phạm tội cho vay nặng lãi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Theo đó, để phạm “Tội cho vay nặng lãi” thì người phạm tội phải có hành vi sau: Cho vay lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Theo đó thì mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật dân sự là 20 : 12 = 1,66%/tháng. Vì vậy mà người ta cho con trai bạn vay với lãi suất 20%/tháng là đã gấp khoảng 12 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (nghĩa là người ta cho con trai bạn vay lãi gấp hơn 2 lần mức lãi suất bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi). Tuy nhiên, ngoài cho vay gấp 05 lần thì để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trên thì người cho vay phải thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Vì thông tin bạn cung cấp chưa cụ thể nên bạn đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn để biết xem người ta có bị truy cứu trách nhiệm hay không.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy trong trường hợp này, người cho vay đã vượt mức gấp 5 lần lãi suất cơ bản nhưng để xem có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì bạn đối chiếu trường hợp của bạn với quy định trên. Trong trường hợp người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Khi nào phạm tội cho vay nặng lãi. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tư vấn về những điểm mới của Tội tham ô tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật theo quy định Bộ luật Hình sự
- Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
- Dùng chứng chỉ giả để đi xin việc thì có phạm tội hay không?
- Tư vấn về các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội