Làm con dấu cho người khác chiếm đoạt tài sản thì phạm tội gì?
“Xin được Tổng đài tư vấn: Vừa rồi bên công an có đến làm việc với tôi về việc tôi có làm thuê cho người ta một con dấu của Ủy ban. Hiện nay người ta đang bị bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và người ta có khai ra tôi là người trực tiếp làm ra con dấu giả đó để đóng vào tài liệu làm giả đó để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Tôi phạm tội lừa đảo hay tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức? và mức hình phạt thế nào?”
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
- Hỏi về kiện đòi tài sản
- Hành vi de dọa chiếm đoạt tài sản
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Làm con dấu cho người khác chiếm đoạt tài sản thì phạm tội gì, chúng tôi xin được trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thì:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần (tiêu đề, chữ ký, con dấu, nội dung…)
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
…………
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng) thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
Theo thông tin bạn cung cấp thì bên công an có đến làm việc với bạn về việc bạn có làm thuê cho người ta một con dấu của Ủy ban. Hiện nay người ta đang bị bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và người ta có khai ra bạn là người trực tiếp làm ra con dấu giả đó để đóng vào tài liệu làm giả đó để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để khẳng định trong trường hợp này bạn phạm tội gì thì còn phải căn cứ vào các yếu tố:
+) Nếu bạn chỉ là người được thuê làm con dấu của Ủy ban để lấy tiền và không biết nó được sử dụng vào mục đích gì thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
+) Nếu bạn biết người thuê bạn làm con dấu của Ủy ban sử dụng nó vào mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng bạn vẫn làm con dấu cho người đó thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội là “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và đồng phạm trong “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với vai trò đồng phạm giúp sức. Khung hình phạt của còn phải căn cứ vào trị giá tài sản bị chiếm đoạt trên thực tế, tích chất, mức độ của hành vi vi phạm để định khung.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy, trong trường hợp này thì chưa thể kết luận ngay bạn phạm tội gì. Nếu bạn chỉ là người được thuê làm con dấu của Ủy ban để lấy tiền và không biết nó được sử dụng vào mục đích gì thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức“. Nếu bạn biết người thuê bạn làm con dấu của Ủy ban sử dụng nó vào mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng bạn vẫn làm con dấu thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong vai trò đồng phạm người giúp sức và “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức“
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Làm con dấu cho người khác chiếm đoạt tài sản thì phạm tội gì. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Làm giả giấy chứng nhận học viên thì có phạm tội không?
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người dưới 18 tuổi dùng dao đâm bạn thì phạm tội gì
- Môi giới mại dâm cho khách sang nhà nghỉ của người khác phạm tội gì?
- Xem người dưới 16 tuổi biểu diễn khiêu dâm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tư vấn về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
- Gây thương tích nhưng lại đe dọa nạn nhân không được tố cáo