Làm một người chết và 2 người bị thương có bị áp dụng hình phạt tử hình?
“Xin được tổng đài tư vấn: đợt đầu năm vừa rồi con trai tôi (năm nay 22 tuổi) có ra mộ thắp hương cho bố nó, thì có mang theo con dao để cắt hoa. Lúc thắp hương xong thì trên đường về nó bị mấy người đòi nợ, do con trai tôi không có tiền trả nên đám người kia xông vào đánh nó. Đánh nó ngã xuống đường rồi nhưng vẫn không tha. Do bị đánh như vậy, con trai tôi mới nhớ ra có mang theo con dao để ở cạp quần nên rút ra chống trả lại đám người kia. Khiến 1 người bị chết, và 2 người bị thương với tỉ lệ thương tật mỗi người đều trên 60%. Vậy luật sư cho tôi hỏi con trai tôi phạm tội gì? Và cháu nó có bị áp dụng hình phạt tử hình không? Gia đình tôi đã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân và có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của gia đình nạn nhân.”
- Tư vấn thế nào là phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự
- Tư vấn về trường hợp giết người và cố ý gây thương tích theo luật hình sự 2015
- Dùng dao đâm chết người khác thì có phạm tội giết người không?
Tư vấn luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Làm một người chết và 2 người bị thương có bị áp dụng hình phạt tử hình, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Mục II Nghị quyết Số: 02-HĐTP-TANDTC/QĐ về Phòng về chính đáng thì:
“1) Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2) Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Việc xem xét những trường hợp phòng vệ chính đáng thường khó khăn, cho nên, Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết thực tiễn xét xử và có Chỉ thị số 07 ngày 22-12-1983 về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. Nội dung Chỉ thị nói trên phù hợp với Điều 13 của Bộ luật hình sự. Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì con trai bạn nợ tiền không có tiền trả nên đám người kia xông vào đánh. Đánh ngã xuống đường rồi nhưng vẫn không tha. Do bị đánh như vậy, con trai bạn mới nhớ ra có mang theo con dao để ở cạp quần nên rút ra chống trả lại đám người kia khiến 1 người bị chết, và 2 người bị thương với tỉ lệ thương tật mỗi người đều trên 60%. Để xem xét đây có phải hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì cần phải làm rõ các yếu tố:
+) Nếu trường hợp nhóm người kia chỉ đánh vì con bạn không trả nợ, việc đánh đập chỉ mang tính chất đe dọa, đánh cho bõ tức và nhóm người này không dùng hung khí nguy hiểm đe dọa tới tính mạng con trai bạn thì việc dùng dao đâm khiến 1 người chết, 2 người thương tích này có thể sẽ có thể cấu thành “Tội giết người” theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
+) Nếu trường hợp nhóm người kia đánh con bạn bằng những hung khí nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới tính mạng thì con bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” theo Khoản 2 Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Ngoài ra, về việc 2 người có tỉ lệ thương tật trên 60%, nếu có căn cứ cho rằng con trai bạn đâm người ta vào các vị trí nguy hiểm trên cơ thể có thể dẫn đến tử vong thì con trai bạn có thể phạm tội giết người đối với 2 người trên trong giai đoạn phạm tội chưa đạt. Do đó trong trường hợp này, con bạn đã có hành vi đâm chết 1 người, 2 người cùng thương tích trên 60% nên đã có dấu hiệu của “Tội giết người” theo Điểm a Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) là cấu thành tăng nặng giết nhiều người, mức hình phạt cao nhất trong khung này là tử hình.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Kết luận
Như vậy trong trường hợp này, để định khung hình phạt còn phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố trên thực tế. Và ngoài ra, gia đình bạn đã bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân và có đơn xin giảm nhẹ hình phạt của gia đình nạn nhân nên con bạn có thể sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Làm một người chết và 2 người bị thương có bị áp dụng hình phạt tử hình. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
- Tư vấn về tội giết người trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Làm giả giấy tờ để bán đất có phải chịu trách nhiệm hình sự
- Tư vấn về trường hợp giết người và cố ý gây thương tích theo luật hình sự 2015
- Thế nào là giết phụ nữ mà biết là có thai?
- Xem người dưới 16 tuổi biểu diễn khiêu dâm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Gọi gái mại dâm cho bạn thì có phạm tội môi giới mại dâm không?