Ném chất bẩn vào nhà người khác phạm tội gì
Tôi cần tư vấn vụ việc sau: Gia đình tôi có nợ bên ngoài một số tiền (vay nặng lãi) hiện giờ gia đình tôi không có khả năng chi trả nên ngày nào họ cũng đến nhà tôi khủng bố bằng việc ném mắm tôm, ném chất bẩn vào nhà ảnh hưởng rất nhiều đến gia đình tôi và hàng xóm xung quanh. Vậy luật sư tư vấn cho tôi là họ có phạm tội gì không?
- Bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội gì?
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Ném chất bẩn vào nhà người khác phạm tội gì, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:
“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Tội gây rối trật tự công cộng trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xã hội chủ nghĩa, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của mọi người ở những nơi công cộng. Trật tự công cộng được hiểu là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật nơi công cộng.
Theo đó, Tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm có cấu thành vật chất nên phải có hậu quả xảy ra trên thực tế thì mới có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt khác, căn cứ theo hướng dẫn tại điểm 5.1 khoản 5 Mục I Nghị quyết Số: 02/2003/NQ-HĐTP thì:
“5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
….
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.”
Theo đó, để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với “Tội gây rối trật tự công cộng” thì hành vi gây rối phải gây ra các hậu quả trên thực tế. Do hậu quả xảy ra trong trường hợp này là không lớn nên chưa có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự mà chủ yếu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn nên báo với cơ quan chức năng để xử phạt hành chính về hành vi đó. Tuy nhiên, nếu người ném mắm tôm vào nhà bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy trong trường hợp này thì có thể thấy như sau:
+) Hành vi ném mắm tôm và ném chất bẩn vào nhà bạn và hàng xóm nhà bạn tuy có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống nhưng hậu quả xảy ra là chưa lớn theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán nên chưa có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có thể trình báo tại Cơ quan có thẩm quyền để có thể xử lý vi phạm hành chính với hành vi nêu trên;
+) Nếu trong trường hợp người có hành vi gây rối trật tự công cộng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì có thể người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Ném chất bẩn vào nhà người khác phạm tội gì. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
- Tư vấn về tội che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo quy định Bộ luật Hình sự
- Tư vấn về tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
- Không có giấy phép lái xe nhưng tham gia giao thông làm chết người