19006172

Thế nào là tái phạm và tái phạm nguy hiểm

Thế nào là tái phạm và tái phạm nguy hiểm

“Xin luật sư tư vấn cho tôi thế nào là tái phạm và tái phạm nguy hiểm theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành”



Tư vấn pháp luật hình sự:tái phạm nguy hiểm

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Thế nào là tái phạm và tái phạm nguy hiểm, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Tái phạm và tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điểm h Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều 53 Bộ luật Hình sự định nghĩa về Tái phạm và Tái phạm nguy hiểm như sau:

Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”

Khái niệm về tái phạm theo Bộ luật hình sự có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quy định về tình tiết tái phạm

– Tội phạm đã bị kết án là một tội phạm bất kỳ được quy định trong Bộ luật hình sự, không nhất thiết phải là tội cùng loại, cùng tính chất với tội đang bị xét xử, không phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, tội đó được thực hiện do vô ý hay cố ý.

– Có hai trường hợp tái phạm là:

Một là, đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý

Hai hai, đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

– Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

– Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

      + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

      + Người bị áp dụng biện pháp tư pháp.

Thứ hai, về tình tiết tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự có hai trường hợp sau:

Một là, Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý

Hai là, Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy him cho xã hội rất ln mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

tái phạm nguy hiểm

Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thế nào là tái phạm và tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

 

luatannam