Khai sinh cho con
Xin hỏi luật sư! Tôi có con với người đã có vợ thì tôi khai sinh cho con mang họ cha được không và cần những thủ tục gì? Người cha thì chối bỏ con không nhận vì ảnh hưởng đến danh dự. Xin cảm ơn.
- Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con?
- Bổ sung tên cha vào giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn
- Kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha – mẹ cho con
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề khai sinh cho con khi cha đã có gia đình, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về quyền xác định cha cho con;
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 24, 25 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 thì con có quyền nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Do đó, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền nhận cha cho con mặc dù người cha không thừa nhận.
Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục nhận cha tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thì bạn cần chứng minh quan hệ cha – con với người được nhận cha. Căn cứ chứng minh quan hệ cha – con được quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP, cụ thể:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định; hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước; hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;
– Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng;
Như vậy
Để chứng minh quan hệ cha – con, bạn cần có một trong những giấy tờ sau: văn bản của cơ quan y tế, trường hợp không có thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con.
Tuy nhiên, do người được nhận là cha không thừa nhận con; nên bạn cần nộp đơn xác định cha; tại Tòa án nhân dân theo Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và khoản 10 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Nơi nộp đơn: Bạn nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú, làm việc (theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm t khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Thứ hai, về thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo họ cha;
Hồ sơ gồm: Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:
1. Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định;
2. Giấy chứng sinh; hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch 2014 như sau:
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định; và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
3. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực về việc xác định cha cho con.
Nơi tiếp nhận: Cơ quan đăng ký hộ tịch (Ủy ban nhân dân xã);
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con?
Bổ sung tên cha vào giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn
Tóm lại: Bạn có thể khai sinh con mang họ cha nhưng việc nhận cha phải được xác nhận tại Tòa.
Trên đây là quy định của pháp luật về khai sinh con mang họ cha khi ngoại tình. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.