Tội bức cung theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Xin luật sư tư vấn cho tôi về Tội bức cung theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tư vấn về tội bắt cóc con tin theo quy định Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Hình sự
- Tư vấn về tội cố ý gây nhiễu có hại theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tội bức cung theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 374 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội bức cung thì:
“Điều 374. Tội bức cung
1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
…………………………………..
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.”
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Chương 8 Nghị quyết Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì:
“5) Tội bức cung
– Bức cung là dùng thủ đoạn trái pháp luật trong khi tiến hành điều tra làm cho người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án.
Thủ đoạn trái pháp luật có thể là: dọa dùng nhục hình, dọa giam họ hoặc giam người thân của họ; không cho họ khai để tự bào chữa; ép buộc họ khai theo ý muốn của điều tra viên.
Hậu quả nghiêm trọng quy định trong điều luật có thể là: do bị bức cung, người bị thẩm vấn khai không đúng sự thật, dẫn đến việc bắt giữ, truy tố, xét xử oan sai. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2 của điều luật thể hiện như: người bị bức cung do bị suy kiệt, do uất ức mà tự sát, do bị bắt giữ, truy tố, xét xử sai, oan mà kinh tế gia đình bị kiệt quệ, gia đình bị tan nát; gây ảnh hưởng chính trị không tốt đối với tính công minh của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Người bị thẩm vấn ở đây có thể là người bị tình nghi phạm tội, bị can, người làm chứng người bị hại.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Người bức cung thực hiện hành vi do cố ý, biết sai mà vẫn làm, do động cơ cá nhân hoặc động cơ sai trái vì lợi ích công tác. Động cơ không có ý nghĩa về mặt định tội.
Chủ thể của tội phạm có thể là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán hoặc công an xã, phường trong khi hoạt động tư pháp (như: bắt, giữ người khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền…).
Nhân viên công an xã, phường, hải quan, thuế vụ, kiểm lâm bức cung trong khi xử lý về hành chính người phạm pháp, người bị tình nghi thì bị xử lý theo Điều 221 về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ.”
Định nghĩa: Bức cung là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đã bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật.
Chủ thể của tội phạm này cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó chánh án Toà án; Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, mới có thể thực hiện được tội phạm này.
Bức cung là cưỡng bức người bị thẩm vấn phải khai theo ý muốn của người hỏi cung. Hành vi cưỡng bức của người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, có thể được biểu hiện như sau:
Đe doạ dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc đe doạ sẽ gây thiệt hại về vật chất đối với người tham gia tố tụng như: Nếu không khai sai sự thật thì sẽ bị nhốt vào phòng biệt giam, sẽ để đói, để khát, không cho nhận quà… (đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam); nếu khai sai sự thật thì sẽ cho công bố thư, ảnh, lời nói, hành động… liên quan đến bí mật đời tư; không cho lên lương, không cơ cấu, bổ nhiệm, đề bạt hoặc sẽ bị thiệt hại về những quyền lợi khác (đối với người tham gia tố tụng khác).
Hành vi đe doạ dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc đe doạ gây thiệt hại vật chất đối với người bị thẩm vấn chỉ có tính chất đe doạ, nếu người bị thẩm vấn không khai sai sự thật thì người thẩm vấn cũng không thực hiện lời đe doạ.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi bức cung chưa làm cho người bị bức cung khai sai sự thật và chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì hành vi bức cung chưa cấu thành tội phạm.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tội bức cung theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tội ra bản án trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
- Tội ra quyết định trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật
- Tư vấn về tội giết người khi không có năng lực trách nhiệm hình sự
- Giả danh người khác trên để gửi ảnh khiêu dâm tới người khác thì có phạm tội?
- Tư vấn về tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng
- Bị ghép hình ảnh vào clip sex thì phải làm như thế nào?