Truy cứu trách nhiệm hình sự khi bệnh viện làm việc tắc trách
Chào luật sư, tôi có vấn đề hình sự như sau: mẹ tôi bị khó thở, đau ngực nên tôi cho mẹ tôi vào cấp cứu ở bệnh viện ở tỉnh quê tôi, Khi khám thì bác sĩ khám qua loa rồi cho mẹ tôi đi làm xét nghiệm, trong khi chờ kết quả xét nghiệm thì mẹ tôi đã không thể qua khỏi. Tôi thấy bệnh viện làm ăn tắc trách quá, xin hỏi là bệnh viện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
- Có phạm tội cố ý gây thương tích?
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Truy cứu trách nhiệm hình sự khi bệnh viện làm việc tắc trách, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 thì:
“Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật Khám chữa bệnh Số: 40/2009/QH12 thì:
“Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.”
Theo đó, trong trường hợp này, để xác định được trách nhiệm của các nhân viên y tế thì cần xem xét xem các nhân viên y tế có áp dụng đúng và đầy đủ các quy trình khám chữa bệnh cần thiết của bệnh viện, cũng như của Bộ y tế quy định không. Nếu các nhân viên y tế đã áp dụng đúng và đầy đủ các quy trình khám chữa bệnh cần thiết và nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc là do hạn chế trình độ chuyên môn của các nhân viên y tế thì trong trường hợp này họ không có lỗi dẫn đến cái chết của mẹ bạn. Còn trong trường hợp họ không áp dụng đúng và đầy đủ các quy trình khám chữa bệnh cần thiết dẫn đến hậu quả đáng tiếc đó thì trong trường hợp này thì lỗi thuộc về các nhân viên y tế và họ có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội trên.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Kết luận
Như vậy, trong trường hợp này để xác định có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không thì các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá tổng thể các yếu tố, trong đó có yếu tố về quy tắc nghề nghiệp của bệnh viện. Trong trường hợp họ phạm “Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” được quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Truy cứu trách nhiệm hình sự khi bệnh viện làm việc tắc trách. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng
- Tư vấn về tội giết người trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.