Tư vấn về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành
Xin luật sư tư vấn về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Tư vấn về điểm mới của hình phạt cải tạo không giam giữ
- Làm một người chết và 2 người bị thương có bị áp dụng hình phạt tử hình?
- Tư vấn về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tư vấn về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về hình phạt tử hình
“Điều 40. Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.”
Như vậy, Điều 40 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình phạt tử hình trên cơ sở kế thừa đầy đủ quy định về hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS năm 1999, đồng thời, có 03 điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản trên tinh thần tiếp tục thực hiện chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được khẳng định tại các Nghị quyết của Đảng và bám sát tinh thần quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người cũng như phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay là thu hẹp dần phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khoản 1, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định: tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng đã bổ sung quy định xác định rõ chỉ đối với 05 nhóm tội phạm có thể áp dụng hình phạt tử hình, đó là: (1) các tội xâm phạm an ninh quốc gia; (2) các tội xâm phạm tính mạng con người; (3) các tội phạm về ma túy; (4) các tội phạm tham nhũng; (5) và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự quy định (như các tội: sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; khủng bố; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh…).
Trên cơ sở quy định mang tính định hướng này thì BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh: (1) tội cướp tài sản; (2) tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm; (3) tội tàng trữ trái phép chất ma túy; (4) tội chiếm đoạt chất ma túy; (5) tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; (6) tội chống mệnh lệnh; (7) tội đầu hàng địch. Như vậy, BLHS năm 2015 chỉ còn duy trì hình phạt tử hình đối với 18/314 tội danh thuộc 07/14 nhóm tội phạm, giảm 11 tội danh so với BLHS năm 1999 và giảm 04 tội danh so với BLHS (sửa đổi năm 2009).
Thứ hai, bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên. Trường hợp không thi hành án tử hình thì hình phạt tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân. Quy định này là một hướng góp phần giảm hình phạt tử hình trên thực tế, đồng thời thể hiện rõ tính nhân đạo sâu sắc trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.
Thứ ba, bổ sung quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án, người đó đã chủ động giao nộp lại cho Nhà nước ít nhất là 3/4 số tiền, tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (Điểm c khoản 3). Trong trường hợp này, hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Quy định này nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, đồng thời, giúp các cơ quan chức năng thu hồi lại được các tài sản bị chiếm đoạt. Người được áp dụng quy định này phải chấp hành án tù chung thân với thời gian thực tế chấp hành lâu hơn và điều kiện xét giảm chặt chẽ hơn so với người bị kết án tù chung thân.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tư vấn về hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Tư vấn về hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cố tình không trả nợ cho người khác thì có phạm tội không?
- Tư vấn về giết người khi tinh thần bị kích động mạnh do người 17 tuổi thực hiện
- Các hành vi cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định pháp luật
- Phải xử lý thế nào khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Thế nào là giết người có tính chất côn đồ