19006172

Tư vấn về tội bức tử người khác theo quy định pháp luật

Tư vấn về tội bức tử người khác theo quy định pháp luật

Chào luật sư, Tôi cần tư vấn đề như sau: con gái tôi kết hôn được ba năm và sinh con rồi, vợ chồng nó thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, tôi có nghe nói là con rể tôi có ngoại tình và đối xử với vợ nó ngày càng tệ để mục đích là để con gái tôi làm đơn xin ly hôn. Nhưng con gái tôi do buồn chán chuyện gia đình nên đã tự tử khiến cho gia đình tôi rất đau buồn? Luật sư cho tôi hỏi vậy con rể tôi có phạm tội bức tử gì không?



Tư vấn pháp luật hình sự:bức tử

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 130  Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”

Bên cạnh đó căn cứ mục 4 chương 2 Nghị quyết số 04- HDTPTANDTC/NQ  ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về tội bức tử:

“4. Tội bức tử

– Chủ thể của tội phạm này là người mà nạn nhân bị lệ thuộc (như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò, hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng…).

– Mặt khách quan của tội phạm là: đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…).

Hành vi đối xử tàn ác dù mới xảy ra một lần cũng có thể làm cho nạn nhân tự sát; còn hành vi ức hiếp, ngược đãi, làm nhục phải diễn ra nhiều lần, thường xuyên, làm cho nạn nhân bị dày vò về tư tưởng, tình cảm, thấy bế tắc mà tự sát.

Dù nạn nhân tự sát không chết, bị cáo vẫn bị xử lý về tội bức tử.

Trong thực tế, có trường hợp tâm tư của người tự sát khá phức tạp như: vừa đau ốm, vừa thất tình lại bị cha đánh chửi, rồi tự sát. Vì vậy, phải xác định thật rõ mối quan hệ nhânm quả giữa hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục với hành vi tự sát thì mới xác định được có tội bức tử hay không.

– Về mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả.”

bức tử

Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172

Trong trường hợp này, con gái của bác đang bị ràng buộc quan hệ hôn nhân với người con rể – được coi là người lệ thuộc người con rể theo quy định pháp luật.

Theo đó, nếu hành vi của người con rể là cố ý đối xử tệ bạc với vợ, và hành vi đó có tính chất tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người vợ; thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…).

Và chính hành vi này của người chồng là nguyên nhân dẫn đến việc người vợ bị dày vò về tư tưởng, tình cảm, thấy bế tắc mà tự sát.

Như vậy, hành vi đó của con rể bác có thể bị truy cứu về tội bức tử theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, theo đó có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp

luatannam