Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Xin cho hỏi về vấn đề: Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Vợ chồng tôi đã ly hôn được 2 năm, chúng tôi có một con chung năm nay 3 tuổi và hiện nay con đang ở cùng tôi. Lúc ly hôn tòa án yêu cầu chồng tôi cấp dưỡng cho con là một triệu đồng một tháng nhưng anh ta chỉ thực hiện cấp dưỡng trong vòng 4 tháng đầu.
Những tháng tiếp theo anh ta không chịu đưa tiền cho tôi, mỗi lần gọi điện thoại anh ta đều kiếm cớ công việc khó khăn rồi hứa hẹn nhưng không đưa tiền trong khi đó anh ta quen một người khác và mua sắm cho cô ấy nhiều thứ. Năm nay con tôi bắt đầu đi nhà trẻ, công việc của tôi thu nhập không đủ chi trả mọi chi phí nên tôi có thể tiếp tục yêu cầu chồng tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nữa hay không?
Bài viết liên quan
- Sau khi ly hôn có được đổi họ cho con?
- Quyền nuôi con khi ly hôn
- Ly hôn khi chồng đang chấp hành án phạt tù
Về vấn đề tiền cấp dưỡng nuôi con, Tổng đài tư vấn tư vấn, giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tại Điều 107 về nghĩa vụ cấp dưỡng :” Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô,dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”.
Và Điều 118 quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động và có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật”.
Việc chồng bạn không cấp dưỡng nuôi con là vi phạm các quy định của pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu anh ta tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bản án hoặc Quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật. Nếu chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn sẽ có quyền khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:” Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Căn cứ theo Điều 119 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:” Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Về hình thức xử phạt, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Theo đó, hành vi “không thực hiện công việc phải làm… theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7:1900 6172
Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 1999. Cụ thể quy định như sau:
“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Có được rút đơn đồng thuận ly hôn khi hòa giải không thành?
Mọi vướng mắc liên quan tới vấn đề tiền cấp dưỡng nuôi con, xin vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cơ quan nào giải quyết hồ sơ nhận cha cho con?
- Có được nhận con nuôi đang trong độ tuổi vị thành niên?
- Hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người không có quốc tịch tại Việt Nam
- Yêu cầu xác định cha ruột cho con khi thông qua giám định ADN
- Không thể đăng ký thường trú khi chuyển đến chỗ ở mới