Tôi và vợ tôi đã li hôn. Tại thời điểm li hôn con của chúng tôi mới được hơn hai tuổi nên Toà chấp nhận cho vợ tôi quyền nuôi con và tôi phải phụ cấp hàng tháng cho con với số tiền năm trăm nghìn đồng/ tháng. Nhà tôi với nhà vợ tôi là cùng làng với nhau với lại tôi nghĩ con còn nhỏ chưa đến tuổi đi học cũng chưa biết tiêu tiền nên tôi không phụ cấp bằng tiền cho con. Tôi chỉ mua sữa mua quần áo cho con. Vợ tôi sau khi li hôn thì đưa con về bên nhà đẻ ở. Được mấy tháng vợ tôi tái hôn đi lấy người khác và để con lại cho bố mẹ đẻ nuôi. Vợ tôi tái hôn phải lo công việc của nhà chồng mới nên không có thời gian và kinh tế để chăm sóc con.
Vậy tôi muốn hỏi: bây giờ tôi muốn được quyền nuôi con thì có hợp pháp không? Và thủ tục ra sao?
- Có được giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không
- Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Quy định về hạn chế quyền ly hôn
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, trường hợp Giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn; chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Theo quy định trên, việc thay đổi người nuôi con sau ly hôn chỉ được giải quyết khi:
– Cha – mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi dưỡng;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Do đó, trong trường hợp này, khi ly hôn, Tòa án quyết định cho vợ bạn quyền nuôi con. Tuy nhiên, hiện tại vợ bạn đã tái hôn và giao con cho ông bà ngoại nuôi. Vì thế, bạn có thể làm đơn ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn cư trú để yêu cầu giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bởi, khi vợ bạn đi tái hôn sẽ không đảm bảo được điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Vì vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ mà bạn cung cấp để giải quyết việc nuôi con cho bạn.
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hồ sơ giành quyền nuôi con bao gồm những giấy tờ sau:
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
– Bản án ly hôn;
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Bộ luật hình sự 2015
Trong quá trình giải quyết còn vấn đề vướng mắc giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn; bạn vui lòng gọi điện tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.