Có được giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không
Tôi đã ly hôn được 4 năm, khi ly hôn thì con tôi hơn 3 tuổi. Do hoàn cảnh eo hẹp không đủ điều kiện nuôi con nên Tòa giải quyết cho chồng tôi nuôi. Nhưng hiện tại, do chồng sắp lấy vợ mới, cháu được đưa về ở với ông bà nội. Nay tôi muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn được không? Tôi phải gặp ai để yêu cầu?
Bài viết liên quan:
- Giành quyền nuôi con sau khi đã ly hôn
- Quyền nuôi con sau ly hôn mà con muốn ở cùng mẹ
- Ai được quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn?
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, trường hợp của bạn hỏi về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn; chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Theo quy định của pháp luật thì bạn có thể giành quyền nuôi con trong các trường hợp sau:
– Được sự đồng ý của người đang trực tiếp nuôi con
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Nếu con từ đủ 7 tuổi thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải hỏi nguyện vọng của con.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, do chồng bạn sắp lấy vợ mới và chuyển con cho ông, bà nội nuôi. Việc này nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ xem xét trên cơ sở bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, hiện tại con bạn đã đủ 7 tuổi nên bạn phải hỏi ý kiến của con về việc thay đổi người nuôi dưỡng.
Căn cứ các Điều 33, 34, 35 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn có thẩm quyền giải quyết yêu cầu trên.
Căn cứ quy định trên, bạn có thể nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ quyết định dựa trên căn cứ do bạn cung cấp và do Tòa án thu thập, chứng cứ từ chồng bạn nộp.
Mọi vấn đề vướng mắc về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú?
- Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp số 2 thay phiếu lý lịch tư pháp số 1 được không?
- Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được nhập khẩu không?
- Phải làm gì khi chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng?
- Không thể đăng ký thường trú khi chuyển đến chỗ ở mới