19006172

Quyền của cha khi chưa có tên trong Giấy khai sinh của con

Quyền của cha khi chưa có tên trong Giấy khai sinh của con

Em gái em chưa lấy chồng nhưng có ở chung với bạn trai và có con. Em ấy vừa mới sinh xong nhưng không muốn khai sinh theo họ cha và không cho ghi tên cha vào Giấy khai sinh vậy nếu khai sinh theo họ mẹ và chỉ có tên mẹ thì người bố có quyền gì đối với con không ạ? Nếu người bố muốn nhận con thì cần phải làm thế nào ạ? Em cảm ơn?



Quyền của cha khi chưa có tên trong Giấy khai sinh của con

Tư vấn Hôn nhân gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, Quyền của người cha khi chưa có tên trong Giấy khai sinh của con;

Căn cứ Khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Theo đó, để xác định một người là cha của con thì cần căn cứ vào Giấy tờ gốc chính là Giấy khai sinh. Tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịnh năm 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh gồm:

Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.”

Như vậy, trong giấy khai sinh sẽ được ghi đầy đủ thông tin về cha mẹ như: họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. Do đó, người được ghi trên Giấy khai sinh của con được xác định là cha, là mẹ của đứa trẻ.

Từ những quy định nêu trên, kể từ thời điểm thông tin người cha được ghi nhận vào Giấy khai sinh của con thì người cha đó có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha đối với con theo quy định của Luật hộ tịch, Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thứ hai, thủ tục nhận cha nhận con khi chưa kết hôn

Trong trường hợp này, bạn không muốn cho cha nhận con thì buộc người cha phải làm các thủ tục liên quan tại Tòa án để xác định cha cho con. Khi đó, người cha cần làm:

Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về yêu cầu xác định cha, mẹ, con:

“Điều 102. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy, người cha có quyền yêu cầu xác định cha cho con. Tuy nhiên do bạn và cha của bé đang có tranh chấp về việc nhận cha cho con này nên căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 4 Điều 28; điểm a khoản 1 Điều 35 điểm a khoản 1 Điều 39 Luật tố tụng dân sự 2015 thì cha của bé phải là đơn yêu cầu nhận cha cho con và gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của con bạn.

Để xác nhận bạn là cha của bé thì bạn phải cung cấp được cho Tòa án các chứng cứ chứng minh điều này theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP bao gồm:

– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về Quyền của cha khi chưa có tên trong Giấy khai sinh của con; xin bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Trả lời

luatannam