Tôi sống chung như vợ chồng với bạn trai từ năm 4 đại học. Trong thời gian này chúng tôi có một con chung hiện tại 2 tuổi 8 tháng. Do mâu thuẫn và gia đình 02 bên không đồng ý cho hai đứa cưới nhau nên chúng tôi quyết định dừng mối quan hệ. Tuy nhiên, nhà bạn trai tôi muốn nuôi đứa con nhưng tôi không đồng ý nên anh làm đơn ra Tòa đòi nuôi con. Không biết trường hợp này được giải quyết như thế nào?
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
- Trình tự hòa giải khi ly hôn tại Tòa án
- Ly hôn khi chồng nghiện rượu và cờ bạc
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Mặt khác, tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con trong trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:
“Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Về nguyên tắc, pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân khi hai bên có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Do đó, trường hợp nam/nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được thừa nhận về mặt pháp luật nhưng quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng với con cái được giải quyết như quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Chính vì vậy, trường hợp của bạn được giải quyết như sau:
Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Theo quy định trên, khi ly hôn thì vợ/chồng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì việc nuôi con được giải quyết theo pháp luật. Do đó, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con; con từ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, trong trường hợp này, con bạn được 2 năm 8 tháng nên về nguyên tắc sẽ giao con cho mẹ. Tuy nhiên, Tòa án sẽ quyết định việc giao con căn cứ vào điều kiện về mọi mặt nhằm bảo đảm lợi ích của con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Phải làm gì khi chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng?
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.