Em muốn xin đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con. Luật sư cho em hỏi: số tiền và quyền lợi bảo vệ của (Mẹ và con) được thể hiện trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chứng minh về năng lực tài chính không? Vì người trụ cột trong gia đình, bên cạnh việc trực tiếp nuôi dưỡng con cái. Trong trường hợp, xảy ra sự cố ngoài ý muốn…. ngoài quyền lợi được bảo vệ của công ty bảo hiểm với đứa bé mà còn nhận 1 khoản tiền trên hợp đồng để bé tiếp tục cuộc sống (sinh hoạt, học hành…) Mong tin luật sư! Xin chân thành cảm ơn.
- Tài khoản ngân hàng do chồng đứng tên có phải tài sản chung?
- Khi ly hôn thì quyền nuôi con trên 3 tuổi thuộc về ai?
- Án phí khi ly hôn đơn phương được xác định như thế nào
Tư vấn hôn nhân và gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tư vấn An Nam. Đối với trường hợp của bạn Tư vấn An Nam xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.“
Như vậy, cần xem con bạn bao nhiêu tuổi:
+) Trường hợp con bạn dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng
+) Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Để dành quyền nuôi con, Tòa án căn cứ vào điều kiện kinh tế, điều kiện tinh thần, phẩm chất đạo đức của bạn và chồng bạn để đưa ra quyết định.
Theo đó, về điều kiện kinh tế thì ai có mức thu nhập cao hơn, ổn định hơn thông qua hợp đồng lao động, thang bảng lương…. sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Về hợp đồng bảo hiểm, căn cứ Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
“Điều 12: Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm chỉ là sự thỏa thuận giữa bạn và công ty bảo hiểm về việc khi bạn gặp rủi ro thì con bạn sẽ được nhận một khoản tiền. Do đó, đây không được xác định là thu nhập hàng tháng của bạn. Vì vậy, hợp đồng này sẽ không được tính để xem xét về điều kiện kinh tế cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết:
Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn khi con lên 7 tuổi
Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.