Hủy kết hôn trái pháp luật
Em trai tôi làm nghề lái xe. Năm 2009 em trai tôi có kết hôn với một người ở Thái Bình. Tới năm 2013, em trai tôi có gây ra một vụ tai nạn giao thông và phải đi tù. Sau khi em trai tôi đi tù, em dâu bỏ về nhà mẹ đẻ ở Thái Bình và đăng ký kết hôn với một người khác mà chưa ly hôn với em trai tôi. Qua tìm hiểu tôi được biết UBND xã nơi em dâu tôi có hộ khẩu vẫn làm giấy xác nhận độc thân cho cô ấy đi đăng ký kết hôn với người đàn ông mà hiện nay cô ấy đang chung sống.
Tôi phải làm thế nào để giúp em trai tôi ngăn cản việc chung sống trái pháp luật của em dâu và người đàn ông đó? Em trai tôi có thể làm giấy ủy quyền từ trại giam gửi cho tôi để tôi thay mặt tố cáo chuyện vi phạm pháp luật này được hay không? Mong tư vấn An Nam giải đáp những thắc mắc này giúp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!
- Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả của nó
- Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Kết hôn trái pháp luật
Tư vấn Hôn nhân gia đình
Trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì pháp luật cấm những hành vi sau đây:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Theo quy định trên, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; hành vi này là trái pháp luật. Do đó, trong trường hợp này, vợ em trai bạn đăng ký kết hôn với người khác khi chưa làm thủ tục ly hôn là trái với quy định của pháp luật.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Mặt khác, tại Khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người sau đây có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật:
“2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, trong trường hợp này, chỉ có những cá nhân là cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật mới có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Và nếu bạn không yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật với tư cách là đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình hay cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em thì bạn không có quyền được yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của người khác.
Hơn nữa, pháp luật không cho phép người có quyền ủy quyền cho người khác hủy việc kết hôn trái pháp luật nên em trai bạn không thể ủy quyền cho bạn hủy việc kết hôn này. Tuy nhiên, khi phát hiện ra việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thông báo và yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em hay hội liên hiệp phụ nữ vào cuộc để giải quyết.
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Làm nhà trên đất của bố mẹ vợ, ly hôn xử lý thế nào?
- Quy định về mức và phương thức cấp dưỡng sau khi ly hôn?
- Giành quyền nuôi con sau ly hôn khi vợ đi xuất khẩu lao động
- Thủ tục ghi nhận vào sổ hộ tịch việc ly hôn được giải quyết tại nước ngoài
- Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình