Có được sử dụng NLĐ làm thêm giờ vượt quá 200 giờ trong 1 năm?
Xin tư vấn cho tôi trường hợp sau. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chưa đủ nhân sự theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, do vậy khối lượng công việc nhiều, cán bộ Ban quản lý phải làm thêm giờ vượt quá 200 giờ/năm. Bộ luật Lao động quy định tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ/năm. Còn theo Mục 2 Điều 16 Thông tư số 72/2017/TT-BTC, Ban quản lý dự án được chi mức cao hơn hoặc thấp hơn quy định. Vậy Ban quản lý có thể tính số giờ làm thêm theo thực tế được không?
- Trường hợp nào được làm thêm giờ đến 300 giờ trong một năm?
- Điều kiện sử dụng người lao động làm thêm giờ
- Trường hợp được làm thêm quá 200 giờ một năm
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với trường hợp của bạn về vấn đề có được sử dụng NLĐ làm thêm giờ vượt quá 200 giờ trong 1 năm; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 106. Làm thêm giờ
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;“
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì:
“Điều 4. Làm thêm giờ
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.”
Như vậy
Theo quy định trên thì NSDLĐ trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn thì có thể tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chưa đủ nhân sự theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, do vậy khối lượng công việc nhiều, cán bộ Ban quản lý phải làm thêm giờ vượt quá 200 giờ/năm. Do đó nếu do phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn thì ban quản lý dự án có thể tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lao động tại địa phương. Vì vậy, ban quản lý dự án sẽ được tính số giờ làm thêm theo thực tế nhưng chỉ được giải quyết tối đa đến 300 giờ theo quy định.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn thì NSDLĐ có thể tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Trên đây là bài viết về vấn đề có được sử dụng NLĐ làm thêm giờ vượt quá 200 giờ trong 1 năm? Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Tiền lương làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Đóng bảo hiểm xã hội cho lao động đang hưởng lương hưu
- Cách thức để NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật
- Tiền lương làm căn cứ tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
- Nghỉ việc trái luật, người lao động phải bồi thường những gì?
- Người lao động tự ý nghỉ việc có được trả sổ bảo hiểm xã hội?