Nội dung câu hỏi:
Có được trả lương theo sản phẩm thấp hơn lương tối thiểu vùng? Xin hỏi công ty tôi trả lương theo hình thức giao sản phẩm, tháng có nhiều sản phẩm thì công ty trả cho người lao động cao hơn rất nhiều so với lương tối thiểu vùng. Còn nếu tháng không có sản phẩm thì trả lương không đủ lương tối thiểu vùng vậy có bị sai luật không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Căn cứ xác định hình thức trả lương theo sản phẩm cho người lao động
- Đóng BHXH cho người lao động nhận lương theo sản phẩm?
- Cách tính lương làm thêm giờ cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về có được trả lương theo sản phẩm thấp hơn lương tối thiểu vùng; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Quy định về tiền lương trả cho Người lao động;
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Theo quy định trên, khi người sử dụng lao động thuê người lao động làm việc thì hai bên tự do thỏa thuận tiền lương cho phù hợp với công việc nhưng mức lương lại không được thấp hơn mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Điều này nhằm đảm bảo đời sống gia đình cho người lao động.
Quy định về hình thức trả lương theo sản phẩm;
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“Điều 96. Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, việc trả lương cho người lao động có thể trả theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán nhưng khi trả lương phải đáp ứng nguyên tắc theo quy định của pháp luật tại Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019 về mức lương tối thiểu, cụ thể:
“Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia”
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
Trên đây là bài viết về vấn đề có được trả lương theo sản phẩm thấp hơn lương tối thiểu vùng? Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
- Căn cứ xác định hình thức trả lương khoán cho người lao động
- Công ty thay đổi hình thức trả lương có cần hỏi ý kiến người lao động không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nội dung cơ bản của thông báo về nhu cầu tuyển lao động
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết trùng ngày nghỉ hằng tuần
- Quy định về các loại hợp đồng lao động theo pháp luật hiện hành
- Quyền và nghĩa vụ của NLĐ làm việc không trọn thời gian
- Người lao động không đồng ý tăng ca có bị trừ lương?