Sàm sỡ đồng nghiệp
Hành vi sàm sỡ đồng nghiệp là nhân viên A của nhân viên B thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với nhân viên B hay không?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lương quá thấp
- Bồi thường cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng thất nghiệp?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn thì công ty; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 có quy định:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”
Như vậy, hành vi sàm sỡ đồng nghiệp không phải là một căn cứ để người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”
Như vậy, chỉ cần hành vi sàm sỡ đồng nghiệp được quy định ở trong nội quy lao động của công ty thì người sử dụng lao động hoàn toàn có thể tiến hành kỷ luật như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức, sa thải tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Bộ luật lao động 2012:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.”
Như vậy, nếu nhân viên B có hành vi sàm sỡ đồng nghiệp đã bị xử lý với hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức chưa được xóa kỷ luật mà còn tiếp tục vi phạm thì có thể tiến hành kỷ luật sa thải.
Kết luận:
Trường hợp này hành vi sàm sỡ đồng nghiệp không phải là căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên có thể tiến hành xử lý kỷ luật nếu trong nội quy công ty có quy định hành vi này.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Thời hiệu sa thải lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Quy định pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Doanh nghiệp có phải công bố nội dung thỏa ước lao động đã ký kết?
- Thời hạn thử việc đối với lao động phổ thông là bao nhiêu lâu?
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo pháp luật lao động
- Lao động được công ty hướng dẫn có coi là đã qua đào tạo nghề?
- Trả tiền lương cho những ngày người lao động không có việc làm