Công ty có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người đang ốm đau?
Tôi có ký với công ty một hợp đồng vô thời hạn. Do mới phát hiện bệnh lao nên tôi có nghỉ ở công ty 1 thời gian để chữa trị. Nhưng công ty không thông cảm cho người đang ốm đau như tôi. Họ nói cuối năm nhiều việc nếu trong tháng này tôi không trở lại làm việc thì họ sẽ sa thải hoặc là đơn phương kết thúc hợp đồng với tôi. Xin hỏi công ty có quyền làm như vậy hay không?
- Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
- Bị sa thải có được nhận trợ cấp thôi việc hay không?
- Bị sa thải vì gây thiệt hại tài sản của công ty có được hưởng thất nghiệp?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi người lao động ốm đau
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 38 và Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;”
“Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này”.
Như vậy, về nguyên tắc chung thì công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bạn đang ốm đau. Tuy nhiên, nếu bạn làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn mà khi bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục nhưng khả năng lao động chưa hồi phục thì công ty vẫn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ sau khi báo trước ít nhất là 45 ngày. Khi sức khỏe của bạn bình phục thì được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ.
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
Thứ hai, vấn đề sa thải người lao động ốm đau
Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;”
Như vậy, trong thời gian bạn đang nghỉ ốm đau thì công ty không được xử lý kỷ luật lao động bạn. Nếu công ty sa thải bạn trong thời gian bạn đang ốm đau thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật.
Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn?
Sa thải người lao động vì lý do mang thai
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đăng ký thang bảng lương và báo cáo tình hình sử dụng lao động
- Người lao động nghỉ việc khi công ty không giao kết hợp đồng mới
- Hình thức của hợp đồng lao động và thời gian thử việc đối với lao động giúp việc gia đình
- Xử phạt khi thử việc NLĐ quá 01 lần với một công việc
- Nghĩa vụ của công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật